Những dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo vấn đề sức khỏe
Nóng rát bàn chân, bàn tay: Cẩn thận biến chứng đái tháo đường
6 câu hỏi thường gặp về biến chứng bàn chân do đái tháo đường
Bàn chân lạnh nói lên điều gì về sức khỏe?
Bàn chân thường xuyên bị lạnh phải làm sao?
Cách đơn giản giúp giữ ấm bàn chân trong mùa lạnh
Sưng, đau và đỏ ngón chân
Nếu hình dạng của các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái bỗng nhiên thay đổi theo chiều hướng to dần ở trên đầu và hơi cong xuống, thì khả năng cao bạn đã bị bệnh gout. Điều này xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Tuy nhiên, khi gặp tình trạng viêm khớp và nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến đau các ngón chân. Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở lòng bàn chân và lan đến các ngón chân, có thể bạn đang bị u dây thần kinh Morton, ảnh hưởng đến sự phì đại dây thần kinh của bàn chân và thường xảy ra ở khu vực giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới từ 8 đến 10 lần.
Rụng lông ở ngón chân
Lông ngón chân bị rụng đột ngột có thể cho thấy mức độ lưu thông máu giảm, dẫn đến suy yếu và sau đó là rụng. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể gặp các bệnh về mạch máu. Lượng cholesterol cao gây xơ cứng và thu hẹp mạch máu dẫn đến giảm khả năng bơm máu của tim đến các chi, gây rụng lông ngón chân.
Chuột rút bàn chân
Đau và chuột rút ở bàn chân có thể là dấu hiệu báo động của tình trạng suy dinh dưỡng, các vấn đề về thần kinh hoặc cũng là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Khi thường xuyên gặp tình trạng này, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu calci, magie và kali vào chế độ ăn uống. Nếu cơn chuột rút vẫn tiếp tục xuất hiện thường xuyên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được chẩn đoán chính xác.
Chân lạnh
Khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ xuất hiện triệu chứng lạnh bàn chân kèm theo rụng tóc, da khô và chóng mặt. Bạn cần phải đi kiểm tra chức năng tuyến giáp, khi nhận thấy một số triệu chứng khác.
Bàn chân ở những người khỏe mạnh sẽ thường ở hai trạng thái là mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu bạn cảm thấy bàn chân và ngón chân luôn lạnh thì khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém. Điều này cho thấy bạn đang có vấn đề về tuần hoàn, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá, các căn bệnh mạn tính về tim tim hoặc cao huyết áp.
Móng chân chuyển màu vàng và dày
Dấu hiệu này có thể cho thấy bạn bị nhiễm nấm bên trong móng chân. Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ gãy, thay đổi hình dạng hoặc gây ra một số bệnh da liễu. Đa số trường hợp, nấm phát triển ở mặt trên hoặc các cạnh bên của móng chân.
Đau gót chân
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là do viêm cân gan chân - tình trạng cơ gân bàn chân bị sưng (viêm). Các cơn đau thường dữ dội nhất vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy và có thể gây ra các áp lực lên bàn chân, khiến việc đi lại trở nên đau đớn và khó khăn hơn. Ngoài viêm gân, viêm khớp, tập thể dục quá nhiều và giày không vừa vặn có thể gây đau gót chân. Một số nguyên nhân gây đau gót chân ít phổ biến hơn như nhiễm trùng xương, gãy xương, khối u ở xương hoặc gai xương gót chân.
Sưng bàn chân
Thông thường, bàn chân bị sưng tạm thời do đứng hoặc đi bộ quá lâu, đặc biệt là khi mang thai. Tuy nhiên, bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tình trạng này có thể do tuần hoàn máu kém, vấn đề về hệ thống bạch huyết hoặc xuất hiện cục máu đông. Rối loạn tuyến giáp hoặc rối loạn chức năng thận cũng có thể gây sưng. Bạn hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn bị sưng bàn chân kéo dài.
Bình luận của bạn