Nguyên tắc khi cho bé ăn hải sản tránh ngộ độc

Nguyên tắc cho bé ăn hải sản không ngộ độc

Kiểm nghiệm hải sản miền Trung: Tất cả đều an toàn!

Chính phủ hỗ trợ người dân thiệt hại do hải sản chết bất thường

Đa số mẫu thử hải sản ở Vũng Tàu đều chứa formol, hàn the

Chủ tịch thị xã Cửa Lò tắm biển cùng du khách

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia tư vấn, trừ các loại hải sản có vỏ, bố mẹ có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn ngay từ 6 tháng tuổi khi bé bắt đầu ăn dặm.

Trẻ nên ăn những loại hải sản nào?

Theo bác sỹ Lê Thị Hải cho biết, trong hải sản chứa rất nhiều calci, rất tốt cho xương và răng của trẻ. Hải sản là thực phẩm tuyệt vời do chứa đạm, có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh, phát triển thị giác và phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ.

Tôm và cá giàu calci chứa protein cao hơn rất dễ hấp thu, vì vậy khi bé từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể bổ sung tôm vào bữa ăn cho con. Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi bởi chúng chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em nhưng lại không có tính "lành".

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?

Hải sản rất giàu dinh dưỡng nhưng nhiều đạm, vì thế cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Nếu ăn quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể.

Bác sỹ Hải cho biết: Bạn có thể cho bé ăn 1-2 bữa/ ngày, tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn của mỗi bé khác nhau. 

Trẻ 7-12 tháng: Mỗi bữa bạn cho bé ăn 20-30gr thịt tôm, cá nấu với cháo hoặc bột, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.

Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30- 40gr thịt hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60gr thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100gr cả vỏ).

Lưu ý khi chế biến hải sản cho trẻ

Luôn cần phải xác định rõ nguồn gốc hải sản bạn sử dụng cho bé có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và an toàn hay không. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh những loại hải sản có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất ô nhiễm như cá mập, cá kình, cá thu lớn...

Không nên cho bé ăn hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá, hàu sống, sò, mực nướng...) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Tốt nhất, nên lọc lấy thịt, xay hoặc nghiền nhỏ để nấu cùng thức ăn dặm (bột, cháo) cho bé dưới 1 tuổi. Với bé lớn hơn mẹ có thể đổi món bằng cách chiên, xào hoặc hấp. Luộc hay hấp là cách chế biến tốt nhất, vừa ngon mà lại giữ được nhiều loại vitamin.

Không ít trường hợp bé bị dị ứng với đồ hải sản. Nếu sau khi ăn bé có các biểu hiện như tiêu chảy, nổi ban, nôn ói… mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ