Chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp phần giảm nhẹ chứng đỏ mặt rosacea
Làm sao để cải thiện chứng rosacea (hồng ban)
Chữa bệnh Rosacea đơn giản với biện pháp tự nhiên
Thực phẩm lên men nào chứa nhiều probiotics?
Xu hướng cải thiện tâm trạng với thực phẩm chức năng
Chứng đỏ mặt (rosacea hay bệnh trứng cá đỏ) tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, giao tiếp và công việc của người bệnh. Đặc trưng là tình trạng viêm da, dẫn tới tình trạng đỏ bừng mặt, giãn mạch máu trên má và mũi.
Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị nổi sẩn mụn (nhưng không có cồi mụn như mụn trứng cá thông thường), khiến da dày lên do phù, gây biến dạng mũi, trán…
Tuy các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới chứng đỏ mặt, một số thực phẩm có thể kích thích phản ứng viêm và những tổn thương ở mạch máu vùng mặt. Tia cực tím trong ánh nắng cũng có thể làm bùng phát triệu chứng rosacea.
Vì vậy, người mắc chứng đỏ mặt nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ chống viêm. Dưới đây là một số thực phẩm dành cho người đang gặp vấn đề với căn bệnh da liễu này:
Cá và trứng
Không chỉ là nguồn protein tốt cho sức khỏe, trứng và cá béo (cá hồi, cá thu) còn giàu acid béo omega-3. Đây là dưỡng chất có khả năng hỗ trợ chống viêm hiệu quả.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải (bông cải, bắp cải, súp lơ) chứa hàm lượng vitamin E dồi dào. Vi chất này giúp chống lại các gốc tự do và tăng tính đàn hồi của làn da, giúp chống lại các đợt bùng phát rosacea.
Quả mọng
Quả việt quất, anh đào, dâu tây đều giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, sắc tố anthocyanin…, giúp giảm hiện tượng viêm, đỏ da do giãn mạch máu dưới da.
Quả bơ
Quả bơ sáp nổi tiếng là thực phẩm giúp đẹp da, đẹp dáng. Quả bơ có nhiều chất béo tốt, đồng thời có các chất chống oxy hóa như vitamin E giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm da.
Hành tây
Hành tây là một nguồn giàu flavonoid và vitamin A, C và E, giúp bảo vệ làn da khỏi các tia cực tím có hại trong ánh nắng mặt trời.
Thảo mộc
Một số thức trà thảo mộc như hoa cúc La Mã, trà tía tô đất, rễ nữ lang… có tác dụng tích cực với tâm trạng, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ. Sử dụng trà thảo mộc giúp bạn giảm stress, nhờ đó kiểm soát chứng đỏ mặt lâu dài.
Thực phẩm giàu probiotics và prebiotics
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung probiotics và prebiotics vào thực đơn hàng ngày có khả năng kiểm soát chứng đỏ mặt hiệu quả, đặc biệt ở người mắc bệnh lâu năm.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường sẽ làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, trong đó có viêm da. Probiotics bản chất là các lợi khuẩn đường tiêu hóa, giúp bổ sung thêm vi khuẩn tốt, giúp giảm viêm và khiến da khỏe hơn. Probiotics có trong sữa chua, tương miso, thực phẩm lên men… Bạn cần lưu ý tránh ăn đồ cay nóng khi gặp chứng đỏ mặt.
Ngoài bổ sung probiotics, bạn còn cần cung cấp thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Chúng là những thực phẩm prebiotics, chứa nhiều chất xơ như: Táo, chuối, măng tây, hành tỏi, yến mạch…
Thực phẩm giàu vitamin A
Giống như tất cả các chất chống oxy hóa, vitamin A cũng có tác dụng chống viêm thông qua việc chống lại các gốc tự do. Chất dinh dưỡng cần thiết cho da này có nhiều trong rau củ quả màu đỏ vàng như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, ớt chuông…
Các loại hạt
Nếu bạn muốn bổ sung chất béo lành mạnh và omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày, hãy tìm tới các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh, lạc).
Dầu olive
Acid béo chủ yếu trong dầu olive là chất béo không bão hòa đơn được gọi là acid oleic, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm. Dầu olive còn chứa một lượng nhỏ vitamin E và K tốt cho sức khỏe làn da.
Bình luận của bạn