Những lý do khiến bạn luôn bị cơn đói "đeo bám" (P1)

Vì sao cảm giác đói lại "đeo bám" bạn mọi lúc mọi nơi?

Lợi và hại khi ăn tỏi lúc đói

"Tắt" cảm giác đói mà không cần ăn

Vì sao đồ uống chứa đường fructose kích thích sự thèm ăn?

Sẽ có vi khuẩn trị béo phì

1. Bị mất nước

"Mất nước nhẹ thường tạo ra cảm giác đói vì đó là lúc cơ thể cần được bổ sung chất lỏng", BS. Alissa Rumsey - phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Khẩu phần ăn (Mỹ), cho biết.
Khi cơ thể bị mất nước, não bộ sẽ truyền tín hiệu tới vùng dưới đồi và thông báo rằng bạn cần phải bổ sung nước ngay lập tức. 
"Việc cần làm ngay lúc này là cung cấp đủ nước cho cơ thể, bắt đầu bằng thói quen uống một ly nước vào mỗi buổi sáng", BS. Rumsey cho biết, "nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói và tự thấy mình "lười" uống nước, hãy thử uống một ly nước và chờ 15 - 20 phút xem kết quả ra sao".
2. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ làm tăng hormone kích thích sự thèm ăn trong cơ thể. 
"Ngủ quá ít có thể dẫn đến tăng nồng độ ghrelin (còn gọi là "hormone đói" - kích thích cảm giác thèm ăn) đồng thời giảm lượng leptin - một hormone gây ra cảm giác no", BS. Rumsey cho hay.
Sau khi mất ngủ, bạn dễ bị kiệt sức và thiếu tập trung. Cơ thể sẽ suy kiệt do mất năng lượng gây cảm giác thèm đường carbonhydrate ngay cả khi dạ dày đang chứa đầy thức ăn. Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm giúp cân bằng năng lượng và hormone, bạn sẽ thoát khỏi cảm giác thèm ăn.
3. Ăn quá nhiều tinh bột
Đã bao giờ bạn ăn hết ba bát cơm, một hộp bánh quy mà vẫn... muốn ăn tiếp? Đó là phản ứng của não bộ khi gặp tinh bột. 
Ăn quá nhiều tinh bột gây ra cảm giác thèm ăn
"Tinh bột trong cơm, bánh mỳ, bánh quy... khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh một cách đột ngột nhưng lại sụt giảm ngay sau đó. Sự sụt giảm lượng đường trong máu gây cảm giác đói và thèm tinh bột”, chuyên gia dinh dưỡng Maggie Moon (Los Angeles, Mỹ) cho hay.
Để làm giảm cảm giác này, hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hạnh nhân, táo, hạt chia, rau xanh...
4. Căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline và cortisol, BS. Rumsey cho biết.
Nồng độ những hormone này tăng cao sẽ đánh lừa cơ thể bằng cách báo hiệu rằng nó cần năng lượng và khiến bạn thèm ăn. Mức độ căng thẳng cũng làm giảm hormone serotonin trong não và do đó sẽ làm bạn cảm thấy đói. Hãy tập luyện yoga, nghe nhạc nhẹ để cải thiện tình trạng này.  
5. Lạm dụng rượu/bia
Uống cocktail trước bữa tối hoặc uống rượu sẽ kích thích sự thèm ăn. Bạn sẽ có cảm giác đói ngay cả khi bụng no căng, Maggie Moon cho biết. Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Appetite cho thấy, mọi người có khả năng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều calorie hơn sau khi uống rượu. Bởi vì rượu sẽ làm khử nước và đánh lừa não bộ rằng cơ thể đang cần thực phẩm, trong khi thực sự lúc đó bạn đang cần nước. Hãy làm giảm hiệu ứng này bằng cách uống nhiều nước. 
Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp