Những lý do khiến bạn luôn bị cơn đói "đeo bám" (P2)

Ăn quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói

Những lý do khiến bạn luôn bị cơn đói "đeo bám" (P1)

Vì sao đồ uống chứa đường fructose kích thích sự thèm ăn?

Thèm ăn - Cơ thể đang "đói" chất trầm trọng! (P2)

Thèm ăn - Cơ thể "đói" chất gì?

6. Thiếu protein

Cung cấp cho cơ thể protein nạc và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn không bị cơn đói "hành hạ".
"Protein nạc sẽ giúp bạn no lâu và ít cảm thấy thèm ăn”, BS. Alissa Rumsey - phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Khẩu phần ăn (Mỹ), cho biết.. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn 19 - 70gr protein/ngày đối với phụ nữ và 56gr protein/ngày đối với nam giới.
7. "Đói" chất béo
Cũng giống như protein, chất béo không bão hòa cũng tác động trực tiếp đến cảm giác no.
Bổ sung các loại chất béo bão hòa từ dầu thực vật, các loại hạt và quả bơ không chỉ giúp bạn "thoát" cảm giác thèm ăn mà còn bảo vệ trái tim khỏi nguy cơ bệnh tật.
Các chuyên gia khuyên lượng tiêu thụ chất béo của người lớn nên giới hạn từ 20 - 35% tổng số lượng calorie hàng ngày.
8. Bỏ bữa
Khi bị trống rỗng quá lâu, dạ dày sẽ tiết ra hormone ghrelin, còn gọi là "hormone đói", khiến bạn cảm thấy thèm ăn và ăn rất nhiều.
Hãy "nạp" nhiên liệu cho cơ thể mỗi 4 - 5 tiếng và đừng bao giờ bỏ lỡ bữa sáng.
Một vài loại thuốc cũng gây tác dụng phụ là thường xuyên cảm thấy đói
9. Ăn quá nhanh 
Khi bạn ăn quá nhanh, bộ não và dạ này có thể "hiểu lầm" nhau, tức là dạ dày có thể đã đầy nhưng não vẫn chưa cảm nhận được sự no nê đó. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism năm 2013 cho thấy, ăn quá nhanh sẽ khiên não bộ không kịp tiết ra những hormone làm bạn có cảm giác no. 
Hãy thử ăn từ từ, nhấm nháp và thưởng thức vị ngon của thức ăn.  Sau đó, chờ ít nhất 20 phút trước khi quyết định ăn thêm gì nữa. Đây là khoảng thời gian đủ để não bộ đưa ra tín hiệu “đã no” với cơ thể.  
10. Uống thuốc
Uống một số loại thuốc sẽ làm tăng cảm giác đói  như thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng, hen suyễn, bệnh viêm ruột như bệnh Crohn, và một số bệnh ung thư, có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, BS. Rumsey cho biết. Nếu bạn đang uống thuốc và cảm thấy đói, hãy tìm giải pháp từ bác sỹ.
Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp