Những thực phẩm mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn

Mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này

Thận trọng khi cho trẻ ăn những thực phẩm này kẻo dị ứng

Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng

Nổi mụn, dị ứng do dùng mỹ phẩm có nên dùng kem thảo dược Azacné?

Nhận diện 4 bệnh rình rập hãm hại bé mùa Đông Xuân

Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… rất dễ gây dị ứng. Vì hệ tiêu hoá của bé còn rất non yếu, trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, rất dễ dị ứng với các loại động vật có vỏ. Trước khi cho bé ăn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu trong gia đình xem có ai dị ứng hải sản không thì hãy cho bé ăn vì một số trẻ chỉ cần dị ứng trong thời gian đó thì sẽ bị dị ứng đến suốt cuộc đời.

 Lúa mì

Lúa mì chứa protein, bệnh celiac một căn bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten. Khi bị dị ứng lúa mì sẽ gây phát ban, táo bón, khó ngủ đối với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, khi cơ thể bé không dung nạp được protein sẽ dẫn đến một số triệu chứng nguy hiểm như loét dạ dày, rối loạn hệ miễn dịch gây viêm ruột non...

Đối với bé từ 4 tới 6 tháng tuổi, bé có thể gặp một số biểu hiện tức thời như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Bé mất cảm giác ngon miệng, không hứng thú với đồ ăn thức uống. Chất gluten được tìm thấy không chỉ ở lúa mì, mà còn trong các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.

Trứng

 Trứng là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như calci, phospho, sắt, khoáng chất...Mặc dù trứng gà có nhiều tác dụng đối với trẻ nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà cho trẻ ăn. Vì trứng đứng trong top đầu nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ. Tình trạng dị ứng này xảy ra do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng. Ở một số bé có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với protein trứng, các tế bào hệ thống miễn dịch (kháng thể) nhận ra chúng và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamine và các hóa chất, gây ra triệu chứng dị ứng.

Đậu nành


Trong đậu nành có một số hợp chất hoá học rất độc cho sức khoẻ con người. Những chất này gọi là “chống dinh dưỡng”, một hợp chất có hại cho sức khoẻ của trẻ. Khi xâm nhập vào cơ thể trẻ, nó sẽ khiến trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng chưa kể các độc tố trong đậu nành, như chất phytic alci gây ức chế protease và các enzyme ở một số cơ quan nhất định trong cơ thể.

Ngoài ra, đậu nành còn gây ra các triệu chứng dị ứng như: ngứa ran miệng, phát ban, chảy nước mũi hoặc khó thở... Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến. Các nhà nghiên cứu xác định ít nhất 15 chất gây dị ứng có trong protein đậu nành. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Bơ lạc

Lạc có khả năng gây dị ứng khá cao. Để tránh cho bé khỏi nguy cơ này, bạn chỉ nên cho con ăn bơ lạc lúc bé được ít nhất là 1 tuổi. Nếu trong gia đình bạn có người không hợp ăn lạc thì cũng không nên cho con ăn trước khi bé 3 tuổi. Một lý do khác không nên cho bé ăn bơ lạc sớm là nó rất cứng, làm bé khó nuốt.

Ngoài ra, những phản ứng khi bị dị ứng lạc rất nguy hiểm gây buồn nôn, tiêu chảy... và có thể nguy hiểm đến tính mạng đặc biết đối với trẻ có tiền sử về bệnh hen suyễn. Vì vậy, nếu với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên tham vấn bác sỹ để luôn chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ