Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng
Giúp mẹ nhận biết, chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa dị ứng có dùng kem thảo dược hay thực phẩm chức năng được không?
Mách mẹ cách trị da khô nẻ cho bé yêu mùa hanh khô
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh dễ dàng
Các triệu chứng viêm da dị ứng của trẻ
- Ở trẻ sơ sinh: Có thể xuất hiện sớm từ 2 – 3 tháng tuổi. Một vết phát ban có thể xuất hiện làm da ngứa, khô và đóng vảy. Một số trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da dị ứng ở mặt, đặc biệt là ở vùng má và da đầu, đầu gối và cùi chỏ. Rất hiếm khi trẻ em phát triển bệnh ở vùng mặc tã, bởi vùng da này thường ẩm nên bệnh viêm da dị ứng khó phát triển.
- Ở trẻ em: Bệnh phát triển từ 2 tuổi đến khi dậy thì, thường xuất hiện phát ban trên cơ thể, khô, kèm theo ngứa. Da sần sùi và dày hơn. Các vùng thường bị là khuỷu tay, vùng cổ tay, mắt cá chân, các nếp gấp ở mông, chân.
Cụ thể, diễn biến của bệnh theo các giai đoạn được biểu hiện trên da, người lớn cần biết để theo dõi:
– Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.
– Giai đoạn bán cấp: Thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.
– Giai đoạn mạn tính: Da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.
Các vùng thường bị là má, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, tay, chân.
Da trẻ còn mỏng và nhạy cảm là nguyên nhân dễ bị viêm da dị ứng
Cấu tạo da ở trẻ em giống như người lớn nhưng da trẻ em mềm, mỏng hơn rất nhiều. Do các tế bào ít và lớp sừng mỏng nên chức năng bảo vệ của lớp sừng còn hạn chế, khiến da trẻ dễ bị tổn thương. Điều đó có nghĩa là các chất tiếp xúc với da từ môi trường ngoài dễ xâm nhập vào da và làm da dễ hấp thụ hơn, bất kể tốt, xấu. Bên cạnh đó, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn ít hoạt động làm cho màng acid bảo vệ ở da trẻ em tương đối yếu cộng với khả năng điều hòa nhiệt ở da kém nên trẻ dễ bị mất nước qua da, khiến da dễ bị khô và dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công.
Da bị tổn thương dẫn đến bé bị ngứa và viêm đỏ, bé sẽ thường xuyên gãi làm da bị cọ xát nhiều và có nguy cơ bị nhiễm trùng hay trầy xước.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng
Nguyên tắc quan trọng trong việc đẩy lùi dị ứng là thực hiện song song việc phục hồi chức năng bảo vệ da cũng như bổ sung chất giữ ẩm phù hợp cho làn da bé. Nên lưu ý chọn chất giữ ẩm hiệu quả, không gây kích ứng, và có chứa các thành phần hỗ trợ bệnh da đang mắc phải.
Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước, chọn các loại thực phẩm có nhiều acid béo Omega 6 để có thể giảm bớt tình trạng da khô, củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên cho bé. Thức ăn và dị nguyên trong không khí cũng có vai trò kích bệnh bùng phát, cần lưu ý tránh cho trẻ ăn phải những thức ăn dị ứng phòng trừ có thể làm bệnh nặng hơn.
Làn da của trẻ bị viêm da dị ứng thường nhạy cảm hơn với các chất kích thích: Hóa chất, xà phòng, các sản phẩm chăm sóc da... Bởi vậy, nên tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước tắm thảo dược và lau mặt cho bé bằng khăn nhúng nước ấm. Khi da bé bị tổn thương, ngâm vùng da đó trong nước ấm 15 - 20 phút, sau đó lau khô nhanh và bôi chất làm ẩm để ngăn chặn tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1 - 3 lần/ngày, tùy độ nặng của bệnh.
Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Chọn quần áo thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau 1 tuần để được khám và điều trị kịp thời.
– Lúc bệnh đã giảm hay đã ổn định vẫn phải tiếp tục bôi thuốc. Tuy nhiên cần thay đổi, không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày.
– Không lạm dụng corticoid: Thuốc này bôi không quá 10 ngày, không sử dụng loại corticoid nặng cho trẻ em.
– Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm.
– Trẻ lớn có thể sử dụng các phương pháp khác như ánh sáng trị liệu, chiếu tia cực tím,... kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
Bình luận của bạn