Nguyên nhân gây đột quỵ ở tuổi teen

Đột quỵ ở trẻ có thể không có dấu hiệu báo trước

Phụ nữ lớn tuổi ăn nhiều rau họ cải giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ

Cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?

Nên phòng ngừa đột quỵ từ khi còn nhỏ

Những phụ nữ nào dễ mắc đột quỵ?

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Đây là tình trạng thiếu máu di truyền do tế bào hồng cầu của người bệnh có hình dáng bất thường. Hồng cầu ở những bệnh nhân này không có cấu trúc tròn và dẹt giống hình đĩa như bình thường mà có hình khuyết như lưỡi liềm. Với cấu trúc bất thường như vậy, hồng cầu khó di chuyển trong các mạch máu nhỏ và dễ bị đông lại. Những cục máu đông đó có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Cục máu đông hình thành trong não hoặc di chuyển đến não sẽ gây đột quỵ.

Các bất thường trong mạch máu

Chứng phình động mạch não hoặc dị tật động mạch có thể gây đông máu, đột quỵ não.

Phình động mạch não có thể khiến trẻ bị đột quỵ

Bệnh tim hoặc dị tật tim

Những bất thường ở tim hoặc dị tật ở tim có thể dẫn đến đột quỵ. Bệnh tim bẩm sinh thường được chẩn đoán ở độ tuổi rất sớm, bởi vậy thanh thiếu niên cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm (nếu có).

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở tuổi thanh thiếu niên thường là dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết. Tăng huyết áp không được điều trị có thể gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng nặng, có thể làm gián đoạn hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ đông máu. Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm trùng là tiêm phòng.

Chứng đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu hiếm khi liên quan đến đột quỵ. Nhưng trẻ trong độ tuổi teen bị chứng đau nửa đầu có tỷ lệ đột quỵ cao hơn so với những trẻ khác.

 Trẻ trong độ tuổi teen bị chứng đau nửa đầu có tỷ lệ đột quỵ cao

Ung thư

Ung thư làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông do những thay đổi trong sinh lý của cơ thể. Đột quỵ cũng có thể là kết quả của một số liệu pháp chống ung thư.

Cholesterol cao 

Cholesterol cao là tình trạng tương đối phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên. Cholesterol trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu hoặc các chấn thương nghiêm trọng khác có thể gây ra những cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não ở những người trẻ tuổi.

Chấn thương đầu nghiêm trọng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đột quỵ

Thuốc

Thuốc có thể gây đột quỵ ở mọi lứa tuổi. Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống chứa caffeine cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Làm sao biết trẻ có nguy cơ đột quỵ hay không?

Nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, thì bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức.

- Đau đầu nặng

- Thay đổi thị lực

- Hay nhầm lẫn

- Giảm sự tỉnh táo

- Trẻ có hành vi bất thường

- Khó nói

- Khó đi bộ

- Không giữ được thăng bằng.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh