8 quan niệm sai lầm phổ biến khi vệ sinh cá nhân

Liệu rửa tay có cần phải dùng nước ấm hoặc nóng?

Có nên đánh răng sau khi ăn bữa trưa?

Tại sao có những người tắm mãi mà vẫn bốc mùi?

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi trời rét đậm, rét hại?

4 dưỡng chất quan trọng giúp sống khỏe, sống lâu

1. Đi tiểu trong phòng tắm 

Theo TS. Marisa Garshick đồng thời là một bác sĩ da liễu nổi tiếng tại Mỹ, việc đi tiểu trong khi tắm không được khuyến khích vì tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là khi có vết thương hở trên da. Ngoài ra, tắm chung với người khác mà không vệ sinh sạch sẽ cũng là một điều không nên.

2. Không cần phải rửa chân khi tắm

Cũng theo TS. Garshick, rửa chân khi tắm là một thói quen vệ sinh quan trọng, đặc biệt khi chân ở trong tình trạng bẩn rõ rệt. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng đối với những cá nhân có làn da khô hoặc nhạy cảm, cần hạn chế sử dụng xà phòng ở các vùng da mỏng manh như nách, vùng kín và lòng bàn chân. Việc làm này giúp bảo vệ lớp màng lipid tự nhiên của da, ngăn ngừa tình trạng da bị khô và kích ứng.

3. Đặt bàn chải và đánh răng ở “đâu cũng được”

Mặc dù việc để bàn chải đánh răng trong phòng tắm nhằm tiết kiệm thời gian có vẻ tiện lợi, nhưng môi trường ẩm ướt của phòng tắm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe răng miệng. Để đảm bảo hiệu quả vệ sinh, nên đặt bàn chải ở nơi khô ráo và đánh răng trước khi tắm là khuyến cáo của các chuyên gia. Bằng cách này, các chất tẩy rửa trong quá trình tắm sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các phần tử kem đánh răng còn sót lại, bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.

Nên đặt bàn chải đánh răng ở nơi khô ráo không có hơi nước để ngăn vi khuẩn gây hại sinh sôi.

Nên đặt bàn chải đánh răng ở nơi khô ráo không có hơi nước để ngăn vi khuẩn gây hại sinh sôi.

4. Không cần tắm nếu không thấy bụi bẩn trên cơ thể 

Tắm hàng ngày, đặc biệt khi sử dụng xà phòng diệt khuẩn, có thể làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, gây khô da và mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng việc làm này không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Ngược lại, đối với những người mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng, tắm hàng ngày lại mang đến những lợi ích nhất định. Theo TS. Richard Antaya, Giám đốc khoa Da liễu Nhi khoa thuộc trường Y khoa Yale, Đại học Yale (Mỹ) cho biết, tắm thường xuyên giúp làm dịu các triệu chứng và cải thiện tình trạng da của bệnh nhân.

Với nhiều người, tắm 2-3 lần/tuần là đủ để đảm bảo vệ sinh cá nhân bởi họ quan niệm tắm quá thường xuyên có thể khiến da bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra các vấn đề về da. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động thể chất mạnh hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, việc tắm hàng ngày là cần thiết.

5. Cần phải vệ sinh tai bằng tăm bông 

Trên thực tế, ống tai của con người được cấu tạo với một hệ thống tự làm sạch hoàn hảo. Quá trình sản xuất ráy tai và đào thải tế bào chết diễn ra liên tục, kết hợp với cơ chế di chuyển tự nhiên, giúp đẩy các chất bẩn ra khỏi ống tai. Hơn nữa, ráy tai còn đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và giữ ẩm cho ống tai. Việc sử dụng tăm bông không chỉ không cần thiết mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Lớp da mỏng manh bao phủ xương cứng bên trong ống tai rất dễ bị tổn thương khi bị chọc ngoáy bằng các vật cứng. Những vết xước nhỏ có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng và gây đau đớn.

Vệ sinh tai bằng tăm bông không đúng cách có thể gây trầy xước và vô tình đẩy chất bẩn vào sâu bên trong,

Vệ sinh tai bằng tăm bông không đúng cách có thể gây trầy xước và vô tình đẩy chất bẩn vào sâu bên trong,

6. Vệ sinh vùng kín bằng cách thụt rửa 

Cũng như tai, vùng kín của chị em cũng có cơ chế tự làm sạch. Nhưng quan niệm sai lầm về vệ sinh vùng kín đã dẫn đến việc ra đời của các phương pháp thụt rửa âm đạo. Xuất hiện từ thế kỷ 19, thụt rửa từng được quảng cáo rầm rộ với nhiều công dụng, từ tránh thai đến phòng ngừa nhiễm trùng. Song, các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh những tác hại khôn lường của phương pháp này. Thụt rửa làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên, thay đổi độ pH, từ đó tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh viêm vùng chậu và thậm chí là sinh non. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế tối đa việc thụt rửa để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

7. Luôn rửa tay bằng nước ấm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định, nhiệt độ nước cao có khả năng tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết không có bằng chứng khoa học nào chứng minh, việc rửa tay bằng nước ấm, nóng hiệu quả hơn so với nước lạnh. Họ cho rằng, yếu tố quan trọng nhất khi làm sạch tay không phải là nhiệt độ nước mà là nước rửa tay. Theo đó, trước khi tiếp xúc với nước, bạn nên thoa đều nước rửa lên tay và rửa kỹ lại bằng nước ấm hay lạnh đều được. Thời gian rửa tay tối thiểu được khuyến nghị là 20 giây.

8. Quy tắc 5 giây 

Theo TS. Thomas Murray, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Đại học Yale Medicine (Mỹ), vi khuẩn có thể bám vào thức ăn ngay lập tức khi nó chạm đất. Thời gian tiếp xúc càng lâu, lượng vi khuẩn bám vào càng nhiều. Do đó, việc nhặt thức ăn lên trong vòng 5 giây không đảm bảo rằng nó sẽ an toàn để tiêu thụ, đặc biệt là khi bề mặt tiếp xúc không được vệ sinh thường xuyên.

 
Hà Chi (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp