Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn chống lại nguy cơ mắc ung thư phổi.
Cây xương khỉ có chữa khỏi bệnh ung thư phổi?
Ung thư phổi, bệnh nguy hiểm khó phát hiện sớm
Ung thư phổi giai đoạn 4 vẫn khoẻ re nhờ ăn thực phẩm thô
Nhà ở gần công ty thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi không?
Táo
Táo có chứa nhóm hợp chất flavonoid giúp đẩy lùi nguy cơ ung thư phổi. Nhóm hợp chất flavonoid bao gồm flavonol, flavon, flavanone,... có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Các hợp chất trên chứa trong toàn bộ quả táo, nhưng chúng đặc biệt tập trung nhiều ở vỏ. Quá trình làm rượu táo cũng sử dụng cả vỏ, vì vậy rượu táo có thể là một lựa chọn tốt hơn so với nước ép táo nếu bạn muốn bổ sung thêm các sản phẩm từ táo hàng ngày. Tốt nhất là ăn 1 quả táo mỗi ngày để đẩy lùi nguy cơ ung thư phổi.
Các chất chống ung thư phổi tập trung nhiều ở vỏ táo.
Tỏi
Một nghiên cứu mới đây ở Trung Quốc cho thấy, những người ăn tỏi sống nhiều hơn 2 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ ung thư phổi tới 44%.
Tỏi sống có chứa nhiều chất diallyl sulphide, được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên chất này bị giảm đáng kể khi tỏi được chế biến hoặc ngâm giấm.
Ngoài ra, tỏi từ lâu cũng được xem là có vai trò sức khỏe trong việc điều trị chứng tăng huyết áp, giúp làm giảm cholesterol và phòng tránh bệnh cảm lạnh.
Tỏi sống chứa nhiều chất chống ung thư hơn tỏi đã qua chế biến hoặc ngâm giấm.
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như súp lơ xanh, súp lơ trắng, củ cải, cải xoăn, cải thìa, cải xoong, mù tạt,… là những thực phẩm giúp chống lại bệnh ung thư phổi tốt.
Nhóm chất glucosinate trong các loại rau họ cải đã được nhận thấy có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi từ 21% đến 32%, đặc biệt là ở phụ nữ.
Các loại rau họ cải là thực phẩm chống ung thư phổi tốt.
Cá
Ăn cá có thể chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Theo đó, những người tiêu thụ nhiều cá trong chế độ dinh dưỡng giảm được 21% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài việc làm giảm nguy cơ ung thư phổi, các acid béo omega-3 trong cá còn hỗ trợ trong việc giảm nguy cơ bệnh tim, tăng huyết áp và đột quỵ.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có chứa capsaicin (một chất hóa học có trong thực vật) khiến cho loại ớt này hơi có một chút vị cay. Capsaicin có thể ức chế sự phát triển của bệnh ung thư phổi trên chuột, theo một nghên cứu tại Thụy Sĩ. Capsaicin có thể ức chế sự phát triển các tế bào ung thư bằng cách loại bỏ các tế bào bất thường trước khi chúng kịp phân chia và trở thành một khối ung thư.
Capsaicin cũng có vai trò trong việc giảm cân và giảm lượng triglyceride (một hợp chất từ mỡ động vật) trong máu.
Trà xanh
Trà xanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và đại trực tràng.
Thêm một chút chanh vào cốc trà có thể làm tăng sự hấp thụ các hợp chất quan trọng trong trà xanh. Việc thêm kem (hoặc các sản phẩm từ sữa khác) ngược lại có thể tạo ra những liên kết với các hợp chất trong trà làm giảm lợi ích sức khỏe của chúng.
Rau chân vịt
Rau chân vịt rất giàu folate, một loại vitamin có thể làm giảm đến 40% nguy cơ ung thư phổi ở những người từng hút thuốc. Khoảng 60% số người mắc bệnh ung thư phổi là những người đã từng hút thuốc chứ không phải những người đang hút thuốc.
Ngoài khả năng giúp phòng tránh ung thư, folate còn có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa chứng tăng huyết áp.
Rau chân vịt cũng giàu lutein - một hợp chất chống ung thư phổi. Lutein đóng vai trò như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, chống lại các gốc tự do sinh ra bởi các chất gây ung thư trong môi trường xung quanh và tham gia vào quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể.
Rau chân vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phòng bệnh.
Thịt gà
Thịt đỏ, đặc biệt là các loại thịt chế biến sẵn có liên quan tới nguy cơ tăng cao khẳ năng mắc bệnh ung thư phổi. Theo một số nhà nghiên cứu, tiêu thụ thịt đỏ làm tăng 35% nguy cơ mắc ung thư phổi.
Ngược lại, thịt gà giúp làm giảm 10% nguy cơ mắc ung thư phổi. Tốt nhất bạn nên bổ sung nguồn protein tốt này vào chế độ ăn hàng ngày thay cho các loại thịt đỏ.
Các loại thịt trắng như thịt gà giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Hành tây
Hành tây có chứa quercetin, một hợp chất giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Ngoài làm giảm nguy cơ ung thư, quercetin còn có thể làm giảm tình trạng viêm mạn tính và giảm xơ vữa động mạch.
Hành tây có thể được thêm vào nhiều món ăn, từ các món ăn chính tới các món súp hay các món trộn salad, trộn giấm,...
Hành tây có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biết giúp hạn chế sự phát triển bệnh ung thư phổi.
Mầm lúa mì
Một nghiên cứu trên 72.000 phụ nữ không hút thuốc ở Trung Quốc cho thấy, những đối tượng được bổ sung vitamin E trong chế độ ăn giảm được 47% khả năng mắc ung thư phổi, dù họ vẫn phải tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường xung quanh.
Mầm lúa mì có chứa nhiều vitamin E, nhiều hơn cả trong hạt hướng dương và hạt hạnh nhân. Bạn nên bổ sung thêm mầm lúa mì vào chế độ ăn để bổ sung đủ vitamin E cần thiết cho cơ thể. Mầm lúa mì có thể là một nguyên liệu hợp lý cho bữa ăn sáng lành mạnh.
Bí rợ
Bí rợ (bí đỏ) có chứa chất beta-cryptoxanthin (một chất chống oxy hóa trong nhóm carotenoid) đã được tìm thấy có khả năng giảm nguy cơ ung thư phổi. Những người có bổ sung bí rợ trong chế độ ăn có khả năng giảm 15% đến 40% nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá.
Ngoài ra, beta-cryptoxanthin có trong bí rợ cũng có vai trò trong việc làm giảm viêm khớp. Beta-cryptoxanthin cũng có thể được tìm thấy trong quýt, quả hồng và các loại bột ớt.
Bí rợ có chất chống oxy hóa beta-cryptoxanthin giúp làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Các loại thảo mộc, gia vị
Các loại thảo mộc, gia vị Địa Trung Hải như hương thảo, cây xô thơm, rau mùi tây,… không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển bệnh ung thư phổi nhờ có chứa hợp chất carnisol. Hợp chất này tấn công vào các tế bào bất thường có thể phát triển thành tế bào ung thư, giúp ngăn chặn bệnh.
Bình luận của bạn