Ung thư đại tràng là một trong những dạng ung thư gây tử vong cao hàng đầu thế giới
Mỹ thử nghiệm thành công 100% thuốc chữa ung thư trực tràng
Ung thư phổi có thể di căn đến cơ quan nào?
Một số dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn đầu
Bạn biết gì về virus HPV?
Lười vận động
Nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư Anh Quốc chỉ ra rằng, việc ngồi quá nhiều là yếu tố nguy cơ của nhiều dạng Ung thư, trong đó có Ung thư đại tràng. Trái lại, vận động, tập luyện thường xuyên lại giúp giảm nguy cơ mắc Ung thư, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch.
Các chuyên gia khuyến cáo nên tập luyện ít nhất 150 phút/tuần với các bài tập cường độ vừa hoặc 75 phút với bài tập cường độ cao. Lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với thể lực của bạn như đi bộ, chơi thể thao, nâng tạ - bất cứ bài tập làm tăng nhịp tim của bạn.
Chế độ ăn ít chất xơ
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định với sức khỏe đường tiêu hóa cũng như nguy cơ mắc Ung thư đại tràng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những chế độ ăn nghèo chất xơ (đồng thời chứa nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn) có liên quan tới tỷ lệ ung thư cao. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm hiện tượng viêm mạn tính – nguyên nhân dẫn tới hàng loạt bệnh không lây nhiễm như ung thư.
Tuy không có chế độ ăn lý tưởng nào giúp phòng ngừa ung thư, bạn nên thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày.
Ăn nhiều thịt đỏ và chất béo bão hòa
Thói quen ăn quá nhiều thịt đỏ và các sản phẩm từ thịt đã qua chế biến công nghiệp có liên quan tới một số bệnh lý mạn tính về tim mạch và ung thư đại tràng.
Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng thịt hoàn toàn. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến nghị, chỉ sử dụng thịt đỏ vài bữa/tuần; Thay đổi đa dạng giữa thịt tươi và xúc xích, thịt hộp; Ưu tiên chọn thịt nạc, không chứa nhiều chất béo bão hòa.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới nhiệt độ khi chế biến thịt. Thời gian nướng cũng cần lưu ý bởi để quá lâu sẽ khiến các món ăn bị cháy, vừa làm giảm cảm giác ngon miệng và còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư khi ăn.
Nghiện rượu nặng
Để hạn chế nguy cơ ung thư đại tràng, bạn nên sớm hạn chế uống rượu bia. Nhiều người cho rằng uống rượu chỉ gây ung thư gan. Thực tế, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới xếp ethanol và acetaldehyde - sản phẩm chuyển hóa của ethanol trong cơ thể - vào nhóm chất gây ung thư, có liên quan tới ung thư khoang miệng, hầu họng, đại trực tràng...
Hút thuốc lá
Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, khói thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Người thường xuyên hút thuốc lá trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc và tử vong do ung thư đại tràng cao hơn những người không hút thuốc.
Béo phì
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người có chỉ số BMI trên 25 có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn (thậm chí cao gấp đôi) người khỏe mạnh. Chỉ số khối cơ thể là chỉ số giúp đánh giá cơ thể đang thuộc tình trạng nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì. Theo đó, chỉ số BMI được tính như bằng cân nặng/bình phương của chiều cao (cân nặng được tính bằng đơn vị kg, chiều cao tính bằng đơn vị m).
Chỉ số BMI chỉ là một trong các phương pháp đánh giá cân nặng. Vị trí tích tụ mỡ trên cơ thể cũng có mối liên quan tới nguy cơ ung thư đại tràng. Vì thế, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, kết hợp với các thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh có thể đem lại lợi ích phòng ngừa ung thư đại tràng.
Một số bệnh lý nền như viêm loét đại tràng, có tiền sử polyp đại trực tràng… nếu không được kiểm soát tốt cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Ngoài việc xây dựng lối sống khoa học, bạn cần chủ động khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh.
Bình luận của bạn