Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

Người bị cảm cúm, viêm mũi nên tránh ăn gì để nhanh hết nghẹt mũi?

Chăm sóc trẻ viêm mũi họng thế nào để hạn chế tái đi tái lại?

Làm thế nào để cải thiện viêm mũi dị ứng?

Đề phòng viêm mũi họng cấp ở trẻ trong thời điểm giao mùa

Viêm mũi dị ứng mùa Xuân, cần làm gì để phòng tránh?

Nghẹt mũi xảy ra khi niêm mạc mũi bị viêm và sưng, do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây kích ứng (khói bụi, hóa chất). Khi đó, cơ thể tiết ra nhiều dịch nhầy hơn để cố gắng loại bỏ các mầm bệnh từ bên ngoài.

Chia sẻ với tờ HuffPost, PGS.BS Sam Huh – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho hay, chất nhầy mắc kẹt trong khoang mũi trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi. “Để hạn chế nghẹt mũi, viêm mũi, bạn cần làm loãng dịch nhầy, giữ đường thở thông thoáng và hệ miễn dịch khỏe mạnh”, BS Huh gợi ý.

Trong quá trình cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, bạn nên tránh những thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng tiết dịch nhầy trong mũi, đồng thời ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch.  

Chế phẩm từ sữa

Theo BS. Huh, một số người bị nghẹt mũi, viêm mũi thấy mũi nghẹt đặc hơn sau khi sử dụng chế phẩm từ sữa. Tuy vậy, hiện tượng này chưa được chứng minh cụ thể qua nghiên cứu lâm sàng, mức độ cũng khác nhau tùy cơ địa người bệnh.

Người dị ứng với protein casein có trong sữa bò khả năng cao thấy mũi tiết nhiều chất nhầy hơn, nghẹt mũi. Casein có trong cả sữa chua, phô mai, thậm chí một số món chocolate.

Đồ chiên rán

Người đang bị nghẹt mũi nên hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Người đang bị nghẹt mũi nên hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Dầu thực vật sử dụng cho các món chiên rán đôi khi chứa nhiều acid béo omega-6. Ở hàm lượng cao, omega-6 gây ra hiện tượng viêm. Trong khi đó, ở người bị nghẹt mũi, niêm mạc mũi vốn đã sưng viêm nghiêm trọng, cản trở đường thở. Bạn nên tránh ăn các món chiên rán trong quá trình điều trị các bệnh viêm mũi, cảm cúm gây nghẹt mũi.

Thực phẩm chứa nhiều histamine

Histamine là một acid amino có thể kích thích phản ứng miễn dịch ở người có cơ địa dễ bị dị ứng. Khi lượng histamine trong cơ thể tăng cao và không được phân giải kịp thời, bạn dễ gặp các vấn đề như đau bụng, đau đầu, phát ban ngoài da và nghẹt mũi.

Histamine có trong một số thực phẩm, đồ uống như: Thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói), phô mai lâu năm, đồ lên men (kim chi, rượu, kombucha), một số loại quả khô (nho, mận khô)… Bạn nên hạn chế nhóm thực phẩm này khi đang có triệu chứng nghẹt mũi do dị ứng.

Thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến tình trạng viêm mũi xoang trở nên trầm trọng

Thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến tình trạng viêm mũi xoang trở nên trầm trọng

Để bảo vệ sức khỏe nói chung và cải thiện hiện tượng nghẹt mũi, tốt hơn hết, bạn nên cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn.

Đường phụ gia được thêm vào thực phẩm, đồ uống kích thích cơ thể tiết ra các protein gây viêm như cytokine. Chúng có trong nước ngọt, nước ép trái cây, ngũ cốc ăn liền, bánh ngọt và nhiều thực phẩm khác.

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn với nhiều đường tinh luyện có thể làm triệu chứng viêm mũi trở nặng.

Thực phẩm giàu salicylate

Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Kimberlain – người phát ngôn của Viện Hàn lâm Dinh dưỡng Mỹ, salicylate là hợp chất do thực vật tiết ra, có thể kích thích tình trạng nghẹt mũi ở một số người dị ứng với hợp chất này. Thực phẩm giàu salicylate gồm hạt họ đậu, dâu tây, súp lơ, ngô, kiều mạch…

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng