- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ em
5 cách đơn giản cha mẹ nên làm để giảm táo bón cho con
Bột yến mạch có thực sự tốt cho người bị táo bón?
8 biện pháp đơn giản giúp giảm táo bón ở trẻ em
Tại sao dùng men vi sinh, men tiêu hóa con vẫn bị táo bón?
Trẻ bị táo bón ở giai đoạn tập ăn dặm
Theo BS. Phạm Thị Thục – Nguyên Trưởng phòng khám Nhi và Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó nhu cầu của trẻ lại cần tới khoảng 700kcal/ngày để đáp ứng với sự phát triển của cơ thể và nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Vì vậy, bé sẽ cần ăn dặm. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, chưa thực sự thích nghi được với các loại thức ăn mới nên rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
Trẻ bắt đầu tập ngồi bô
Khi bé được khoảng 2 tuổi, nhiều bậc cha mẹ sẽ bắt đầu chú ý tới việc rèn luyện cho con có thói quen tập đi vệ sinh bằng bô. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị táo bón hơn. Điều này chủ yếu là do việc phải thích ứng ngay với cách đi vệ sinh mới đôi khi khiến trẻ cảm thấy khó chịu, từ đó dễ nảy sinh tâm lý đề phòng, tránh né và nín nhịn việc đi vệ sinh.
Tuy nhiên, càng nín nhịn đi vệ sinh lâu, phân sẽ càng trở nên khô, cứng và khiến trẻ bị táo bón. Lúc này, mỗi lần đi vệ sinh, trẻ sẽ phải dùng sức để rặn, gây đau đớn, cứ như vậy trẻ lại càng sợ phải đi vệ sinh hơn và làm cho táo bón trở nên nặng hơn.
Trẻ bắt đầu đi học
Trẻ cũng có nguy cơ cao bị táo bón trong giai đoạn bắt đầu đi học
Bắt đầu đi học cũng là một trong những giai đoạn rất dễ khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân là do khi ở trường học, trẻ lại tiếp tục phải làm quen với một thói quen đi vệ sinh mới, phải dùng chung nhà vệ sinh với các bạn khác, dẫn đến trẻ cảm thấy không thoải mái và nín nhịn đi vệ sinh.
Ngoài ra, một yếu tố nữa là trẻ có thể cũng không quen với các thức ăn ở trường, gây chán ăn, không ăn các món rau củ quả… từ đó gây thiếu hụt chất xơ và làm tăng nguy cơ dẫn tới táo bón.
Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa và giảm táo bón cho trẻ?
Một khi bố mẹ đã hiểu được những yếu tố có thể khiến trẻ bị táo bón, đặc biệt là theo từng độ tuổi phát triển của trẻ, thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là bình tĩnh xem xét lại đâu là nguyên nhân khiến con bị táo bón, từ đó có các biện pháp khắc phục phù hợp.
Nếu nguyên nhân gây táo bón cho trẻ là từ chế độ ăn, nhất là trẻ mới bắt đầu ăn dặm, thì các mẹ có thể thử thay đổi chế độ ăn của trẻ bằng cách, cho trẻ tập ăn với các thực phẩm loãng hơn để bé làm quen, sau đó mới dần dần tới các thức ăn dạng đặc, tăng cường thêm các loại rau, củ, quả… để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước, vì thiếu nước cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ bị táo bón.
Mặt khác, nếu nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là từ các thói quen hàng ngày, hoặc do tâm lý của trẻ thì bố mẹ có thể điều chỉnh một cách từ từ như: Nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, tránh việc để trẻ ngồi bô quá lâu,… Ngoài ra, với những trẻ đi học, mẹ có thể hỏi bé về những điều xảy ra ở trường như: Bé có thích đồ ăn của các cô nấu không, việc đi vệ sinh ở trường của bé như thế nào… như vậy, mẹ vừa có thể hiểu bé hơn lại vừa dễ dàng trong việc khắc phục tình trạng táo bón của trẻ.
Quang Tuấn H+
Khi trẻ bị táo bón, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ có chứa thành phần như: ImmuneGamma, lysine, magie, kẽm... Immune Gamma có tác dụng kích thích tái tạo tế bào biểu mô ở ruột, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Theo GS. TSKH. Hoàng Tích Huyền - Nguyên chủ nhiệm bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội, Immune Gamma giúp kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế vi khuẩn có hại sinh sôi. Hiệu quả trên các thực nghiệm giúp tiêu hóa tốt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và hồi phục niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón lâu ngày.
Bình luận của bạn