Phơi quần áo trong nhà có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Cách loại bỏ nấm mốc trong nhà tắm
Mẹo hay giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc trong nhà tắm
Một vài mẹo bảo quản thực phẩm khi thời tiết nồm, ẩm
Bao lâu rồi bạn chưa vệ sinh phòng tắm?
Độ ẩm cao và nguy cơ nấm mốc
Khi phơi quần áo trong không gian kín, hơi nước từ đồ giặt bay vào không khí, làm tăng độ ẩm trong phòng. Môi trường có độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Nếu không có sự thông gió hợp lý, nấm mốc sẽ bám vào tường, trần nhà và các vật dụng trong nhà.
Nấm mốc không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể phá hủy cấu trúc nội thất, gây ra các vết ố và làm giảm tuổi thọ của đồ dùng trong nhà, tạo ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến không gian sống. Quan trọng hơn, sự hiện diện của nấm mốc có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Nấm mốc sinh sản bằng cách phát tán bào tử vào không khí, những bào tử này rất nhỏ và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
Các dấu hiệu thường gặp khi tiếp xúc với nấm mốc bao gồm: Ho, khó thở, đau họng, nghẹt mũi, viêm xoang kéo dài, kích ứng da, dị ứng, đau đầu… Nếu không được kiểm soát, việc tiếp xúc lâu dài với nấm mốc có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng về đường hô hấp.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm xoang, xơ nang hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), việc tiếp xúc lâu dài với bào tử nấm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh.
Cách hạn chế tác hại khi phơi quần áo trong nhà
Nếu nhà bạn diện tích rộng, có sân hoặc sân thượng để phơi, khi thời tiết đẹp có nắng gió thì cách tốt nhất là nên mang quần áo ra phơi ngoài trời để quần áo nhanh khô và thơm tho.
Tuy nhiên, nếu không thể phơi quần áo ngoài trời, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ từ nấm mốc bằng các biện pháp sau:
- Tạo luồng không khí lưu thông: Mở cửa sổ, sử dụng quạt hoặc hệ thống thông gió để giúp lưu thông khí, làm quần áo khô nhanh hơn và giảm độ ẩm trong phòng.
- Sử dụng máy sấy quần áo: Máy sấy giúp làm khô đồ nhanh chóng mà không làm tăng độ ẩm trong không gian sống.
- Dùng máy hút ẩm: Trong những ngày thời tiết ẩm ướt, máy hút ẩm sẽ giúp kiểm soát độ ẩm trong nhà, hạn chế điều kiện phát triển của nấm mốc.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Lau dọn nhà cửa, đặc biệt là những khu vực dễ bị ẩm như nhà tắm, bếp và góc tường để ngăn ngừa nấm mốc.
Bình luận của bạn