6 loại thảo mộc giúp hạ huyết áp hiệu quả

Trà dâm bụt chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và các chất chống oxy hóa

Đừng bỏ qua 8 loại thảo mộc này khi bị viêm khớp dạng thấp

Khỏe hơn mỗi ngày với 10 loại thảo mộc và gia vị tự nhiên

Thải độc cơ thể khi không khí ô nhiễm bằng các loại thảo mộc

Nhịp tim nhanh 110 lần kèm hồi hộp khó thở mất ngủ điều trị thế nào?

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính liên quan đến sức khỏe tim mạch. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu bị thu hẹp, máu lưu thông tạo áp lực vào thành động mạch khiến tim đập mạnh hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể dẫn đến các bệnh tim mạch nguy hiểm tính mạng như: Đau tim, suy tim mạch vành và đột quỵ.

Bệnh tăng huyết áp có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng khỏe mạnh và hạn chế uống rượu. Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát tăng huyết áp bằng cách kết hợp nhiều loại thảo mộc vào chế độ ăn uống cân bằng. Các loại thảo mộc có chứa các hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính. Hơn nữa, việc sử dụng các loại thảo mộc dựa trên cơ sở các bài thuốc y học cổ truyền, ứng dụng thực vật học và các thành phần hữu cơ để điều trị bệnh.

Sau đây là 6 loại thảo mộc giúp hạ huyết áp hiệu quả:

Tỏi

Tỏi là loại củ có họ hàng với hành, tỏi tây và hẹ. Giống như các loại thảo mộc khác, tỏi có mùi thơm riêng biệt giúp tăng hương vị cho bất kỳ món ăn hoặc đồ uống. Tỏi chứa 33 hợp chất của lưu huỳnh, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Đặc biệt, hợp chất allicin tromg tỏi được chứng minh làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Tỏi cũng thường được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim sung huyết và đái tháo đường type 2.

Các loại thảo mộc được sấy khô để sử dụng và bảo quản lâu dài

Ngoài tỏi, bạn cũng có thể sử dụng hành tây để thay thế bởi hành tây cũng chứa các hợp chất giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa cục máu đông.

Trà xanh

Lá trà xanh chứa hợp chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Nghiên cứu mở rộng về tính dược liệu của trà xanh đã chứng minh rằng thức uống thảo dược này có thể làm hạ huyết áp tâm thu và tâm trương. Tuy nhiên, trà xanh cũng có thể làm tăng huyết áp trong trường hợp hạ huyết áp đột ngột.

Quế

Quế không chỉ là loại gia vị không thể thiếu trong nấu ăn mà còn là nguyên liệu để tạo ra các loại trà nóng. Quế chứa hợp chất hóa học tự nhiên cinnamaldehyd có đặc tính chống oxy hóa. Khi được sử dụng như một loại trà thảo dược, quế có thể điều hòa chứng tăng huyết áp. Đồng thời, quế có tác dụng khôi phục độ nhạy insulin và giảm mức cholesterol.

Xô thơm

Xô thơm thường được sử dụng để tăng hương vị cho món sốt cà chua, trứng ốp la, món cá và mì ống. Trong cây xô thơm chứa chất chống oxy hóa có thể làm hạ huyết áp và thúc đẩy lưu thông máu bằng cách tăng cường miễn dịch, chống viêm.

Xô thơm có hương thơm mát, vị cay nhẹ, pha chút đắng

Dâm bụt

Cây dâm bụt được biết đến với những bông hoa lớn, đầy màu sắc rực rỡ và có dược tính cao. Các chất chống oxy hóa trong hoa dâm bụt có tác dụng hỗ trợ điều trị các mạch máu bị viêm, điều hòa huyết áp. Hoa dâm bụt thường được sử dụng dưới dạng trà thảo dược.

Quả sơn tra (táo mèo)

Sơn tra là loại cây thuộc họ hoa hồng. Hoa lá, quả và thân của cây sơn tra thường được sử dụng làm thuốc thảo dược để điều trị các bệnh tăng huyết áp, cholesterol cao – các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Quả sơn tra còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa viêm mạch máu gây ra do các cục máu đông.

Các loại thảo mộc là phương thuốc tự nhiên giúp chống viêm, nhiễm trùng và điều trị các tình trạng mạn tính. Bạn cần kết hợp sử dụng các thảo dược và tuân theo chế độ ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Phạm Mơ H+ (Theo The Food News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch