Infographic: Cảnh giác với các dấu hiệu bệnh gout

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới

Chỉ số acid uric là 400µmol/l có dễ dẫn đến bệnh gout?

Cách dùng muối Epsom để giảm đau do bệnh gout

Ăn bánh mì nướng cùng đậu giúp giảm cơn đau do bệnh gout

Ảnh hưởng của acid citric tới người bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp, xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều acid uric. Nồng độ acid uric cao có thể gây hình thành các tinh thể acid uric sắc, nhọn trong các khớp xương, gây viêm nhiễm và đau khớp dữ dội.

Cơ thể sản xuất acid uric khi tiêu hóa purine - một chất có nhiều trong thịt, hải sản, các loại đậu, đồ uống có cồn… Chính vì vậy, ăn quá nhiều các thực phẩm này, cộng với các yếu tố nguy cơ như béo phì, lối sống ít vận động… có thể là nguyên nhân gây Bệnh gout.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gout sẽ hay tái phát thường xuyên, gây ra các cơn đau xương khớp ngày càng dữ dội, và kéo dài. Về lâu dài, Bệnh gout có thể dẫn tới các bệnh đau tim, ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Tốt hơn hết, bạn nên cảnh giác với các dấu hiệu bệnh gout dưới đây:

Nếu các cơn đau do bệnh gout tái phát nhiều lần, các hạt tophi có thể hình thành tại xương khớp, phá hủy và gây biến dạng khớp xương, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Để phòng tránh bệnh gout tiến triển nặng, nếu thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Vi Bùi H+ (Theo Draxe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp