- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Rối loạn vận động khiến người bệnh Parkinson gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt
Run tay do tuổi già dùng Vương Lão Kiện có tốt không?
Tìm hiểu 9 loại thuốc kiểm soát triệu chứng bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson ở người cao tuổi: Triệu chứng và cách điều trị
Estrogen có thể giúp điều trị bệnh Parkinson?
Theo Quỹ Bệnh Parkinson (Mỹ), người bệnh Parkinson có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn vận động, các cử động không tự nguyện do nhiều nguyên nhân. Tình trạng rối loạn vận động có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả phần đầu.
Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn vận động thêm nghiêm trọng, cũng như những cách kiểm soát triệu chứng này:
Căng thẳng, stress
Với người bệnh Parkinson, căng thẳng, stress có thể là yếu tố kích hoạt, khiến tình trạng rối loạn vận động tăng nặng hơn.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân làm cho người bệnh Parkinson căng thẳng, buồn bực. PGS.BS. Kathleen Poston từ Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp là một “rào cản” lớn đối với người bệnh, ngay cả khi thực hiện những công việc tưởng chừng rất đơn giản như mặc quần áo, ăn uống, đi bộ…
Căng thẳng có thể kích hoạt tình trạng rối loạn vận động ở người bệnh Parkinson
Những điều đó khiến người bệnh mặc cảm, bi quan về bản thân, đồng thời vô hình chung làm bệnh Parkinson tiến triển nhanh và nặng hơn. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia thần kinh khuyến cáo người thân và gia đình nên là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh. Người nhà nên dành nhiều thời gian quan tâm, động viên để người bệnh giảm bớt mặc cảm, tủi thân, khuyến khích họ tập thể dục và tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm.
Đồng thời, bản thân người bệnh cũng nên tuân thủ điều trị, hạn chế căng thẳng, lo lắng. Bạn có thể chủ động tìm hiểu về bệnh qua báo chí, internet, tivi… để có thêm kinh nghiệm và kiến thức đối phó với căn bệnh này. Nếu được điều trị đúng hướng, Parkinson không phải là một căn bệnh quá đáng sợ.
Mất ngủ, thiếu ngủ
Mất ngủ, thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn vận động
Các triệu chứng bệnh Parkinson như cứng cơ bắp, chuột rút… có thể khiến bạn khó ngủ ngon giấc. Theo Hiệp hội Bệnh Parkinson (Mỹ), trung bình, người bệnh Parkinson chỉ ngủ ít hơn 5 tiếng/đêm. Họ cũng tỉnh giấc giữa đêm nhiều gấp 2 lần so với người bình thường.
Mất ngủ, thiếu ngủ có thể khiến não bộ không được nghỉ ngơi và hồi phục đầy đủ, gây rối loạn các hoạt động dẫn truyền thần kinh và làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn vận động.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh Parkinson nên tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định. Giấc nghỉ trưa không nên quá 1 tiếng, không nằm nhiều vào ban ngày để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Nếu gặp phải tình trạng khó ngủ, người bệnh có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà tâm sen, lạc tiên, giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh ánh sáng và tiếng ồn. Ngoài ra, cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để tránh việc đi tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.
Ăn quá nhiều protein
Protein (chất đạm) trong thức ăn có thể làm giảm khả năng hấp thu levodopa (hoạt chất chính trong thuốc Madopar, Sinemet được dùng chủ yếu để điều trị bệnh Parkinson), từ đó làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, với những bữa ăn giàu đạm, người bệnh nên uống thuốc cách đó từ 1 - 2 tiếng để đảm bảo khả năng hấp thu thuốc một cách tốt nhất.
Uống quá liều hoặc sử dụng lâu thuốc điều trị Parkinson
Mặc dù vai trò của các thuốc điều trị Parkinson là làm giảm rối loạn vận động, tuy nhiên, sử dụng quá liều hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng loạn động do thuốc gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là triệu chứng múa giật, rung lắc người không kiểm soát hoặc hiện tượng “đóng băng” cử động.
Do đó, tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ kê liều dùng, cách kết hợp thuốc phù hợp nhất cho mỗi người. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám định kỳ. Khi có dấu hiệu bất thường, cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện sớm để được xử trí kịp thời.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến khích sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa thiên ma, câu đằng. Các hoạt chất sinh học trong hai thảo dược này có vai trò tương tự tiền chất dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng não bộ, làm ổn định tính dẫn truyền thần kinh, đồng thời làm tăng gián tiếp nồng độ dopamine trong não, từ đó giúp làm giảm run chân tay, cứng cơ khớp và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson.
Hơn nữa, thiên ma, câu đằng còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, do vậy mà nhiều người bệnh nhận thấy ngủ sâu giấc, tinh thần phấn chấn hơn khi sử dụng thêm các sản phẩm chứa hai thảo dược này.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay
Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện hỗ trợ giúp giảm run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
Sản phẩm phù hợp cho những người bị run vô căn, Parkinson, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn