- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Các biến chứng nguy hiểm nhất của rung nhĩ có thể kể tới đau tim, đột quỵ…
Nguyên nhân và các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp
Tại sao tim đập nhanh, tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Hướng dẫn người bị rối loạn nhịp tim cách giữ nhịp tim ổn định
Điều trị rối loạn thần kinh tim như thế nào hiệu quả?
Dưới đây là các biến chứng thường gặp của bệnh rung nhĩ mà bạn nên cảnh giác:
Đột quỵ
Thông thường, khi tim đập, 2 buồng tim trên (tâm nhĩ) sẽ co bóp và đẩy máu xuống 2 buồng tim dưới (tâm thất). Tuy nhiên, với người bệnh rung nhĩ, tâm nhĩ sẽ rung lên thay vì co bóp mạnh. Điều này khiến tâm nhĩ chỉ đẩy đượng một lượng máu nhỏ vào tâm thất.
Lượng máu còn lại có thể bị ứ đọng lại trong tâm nhĩ và làm hình thành các cục máu đông (huyết khối). Nếu cục máu đông di chuyển lên não, chúng có thể bị mắc kẹt lại trong động mạch, làm tắc nghẽn dòng chảy của máu và gây ra biến chứng đột quỵ.
Đây là lý do người bệnh rung nhĩ cần phải uống thuốc để lấy lại nhịp đập bình thường của trái tim, ngăn hình thành cục máu đông và làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Người bệnh rung nhĩ còn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Lúc này, máu sẽ chảy trong động mạch với lực mạnh hơn bình thường, từ đó làm tăng áp lực lên thành động mạch.
Tăng huyết áp cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, người bệnh rung nhĩ nên chú ý giữ huyết áp ổn định bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ:
- Bạn bị suy tim sung huyết (tim không thể bơm máu hiệu quả như bình thường).
- Tăng huyết áp.
- Tuổi cao (trên 75).
- Bạn mắc đái tháo đường.
- Bạn từng bị đột quỵ hoặc có cơn thiếu máu não thoáng qua.
Bệnh cơ tim
Rung nhĩ có thể khiến tim phải đập nhanh hơn, về lâu dài sẽ làm suy yếu cơ tim
Rung nhĩ có thể khiến tâm thất phải co bóp nhanh hơn để đẩy máu ra khỏi tim. Tuy nhiên, tình trạng tim đập nhanh trong khoảng thời gian dài có thể khiến cơ tim suy yếu, dẫn tới biến chứng bệnh cơ tim.
Để phòng ngừa biến chứng này, người bệnh rung nhĩ có thể cần dùng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci để làm chậm nhịp tim.
Suy tim
Khi bị rung nhĩ, trái tim sẽ không thể bơm máu đi hiệu quả. Điều này khiến tim phải nỗ lực nhiều hơn để duy trì khả năng bơm máu như bình thường. Sau một khoảng thời gian, trái tim sẽ dần bị suy yếu, hay chính là biến chứng suy tim.
Lúc này, máu có thể bị ứ đọng trong các tĩnh mạch phổi, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, khó thở.
Để giảm nguy cơ suy tim, người bệnh rung nhĩ cần quản lý tốt 4 yếu tố sau:
- Giữ huyết áp ổn định.
- Duy trì cân nặng ổn định với chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.
- Không hút thuốc lá.
- Kiểm soát đường huyết (nếu bạn bị đái tháo đường).
Mệt mỏi mạn tính
Cơ thể cần được cung cấp một lượng máu giàu oxy ổn định để có thể hoạt động bình thường. Khi tim không thể bơm đủ máu, bạn sẽ hay thấy mệt mỏi, đặc biệt nếu tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi (do suy tim) khiến bạn bị khó thở, kiệt sức.
Để giảm cảm giác mệt mỏi mạn tính, người bệnh rung nhĩ nên cân bằng thời gian vận động với thời gian nghỉ ngơi. Bạn cũng nên cải thiện chất lượng giấc ngủ, tập thể dục thường xuyên (tập aerobics, đi bộ đạp xe) để rèn luyện sức bền, tăng năng lượng.
Ngưng thở khi cũng có thể là một lý do khác khiến người bệnh rung nhĩ hay thấy mệt mỏi. Theo đó, tình trạng này khiến người bệnh không thở đúng cách trong khi ngủ, từ đó làm giảm lượng oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Mất trí nhớ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh rung nhĩ thường có khả năng học tập, ghi nhớ kém hơn người bình thường. Chứng mất trí nhớ cũng có xu hướng phổ biến hơn ở người bệnh rung nhĩ.
Một lý do nữa cho mối liên hệ giữa mất trí nhớ và bệnh rung nhĩ là căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tổn thương não bộ. Rung nhĩ cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ do não không nhận được đủ máu.
Để bảo vệ não bộ, cải thiện trí nhớ, người bệnh rung nhĩ có thể phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc làm loãng máu (như aspirin), thuốc chống đông máu (như dabigatran, rivaroxaban, apixaban).
Làm sao phòng ngừa biến chứng rung nhĩ?
Duy trì các thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh rung nhĩ gây ra:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho não và tim mạch: Người bệnh rung nhĩ nên hạn chế muối và chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc.
- Tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi trước với bác sỹ để chọn được các bài tập phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
- Bỏ thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia, các thức uống chứa nhiều caffeine.
Tham khảo sử dụng sớm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim có thành phần chính từ thảo dược khổ sâm có thể giúp người bệnh rung nhĩ ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, khó thở, lo âu, bồn chồn và ngăn ngừa biến chứng rung nhĩ hiệu quả.
Vi Bùi H+ (Theo Webmd)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn