Tại sao tim đập nhanh, tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tim mạch

Điều trị rối loạn thần kinh tim như thế nào hiệu quả?

Ngoại tâm thu có chữa được không, cách nào điều trị hiệu quả?

Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không, có thể gây biến chứng gì?

Có những phương pháp nào để điều trị nhịp nhanh xoang?

Tim đập nhanh là gì?

Thông thường, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ có nhịp tim khi nghỉ nằm trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, với người bị tim đập nhanh, trái tim sẽ đập quá 100 nhịp/phút, ngay cả khi ở trạng thái nghỉ ngơi.

Vậy tại sao tim đập nhanh như vậy?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây tim đập nhanh, bao gồm cả các nguyên nhân sinh lý bình thường, vô hại tới nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm.

Các nguyên nhân phổ biến gây tim đập nhanh có thể kể đến như:

- Lối sống kém lành mạnh như thiếu ngủ, hút thuốc lá, uống rượu bia, uống nhiều cà phê, trà đặc hay các chất kích thích khác.

- Do tâm lý căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi…

- Yếu tố môi trường (nhiệt độ, tình trạng ô nhiễm môi trường)…

- Rối loạn thần kinh thực vật.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị hen phế quản, tăng huyết áp, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh.. đều có thể gây nhịp tim nhanh.

- Thay đổi nội tiết tố như phụ nữ trong kỳ kinh, mang thai… cũng có thể khiến nhịp tim cao hơn mức bình thường.

-  Các vấn đề sức khỏe khác như sốt, nhiễm trùng, mất nước…

Tim đập nhanh có thể xảy ra do sốt, nhiễm trùng…

Trong hầu hết các trường hợp, tim đập nhanh do những nguyên nhân kể trên đều là lành tính. Lúc này, tình trạng tim đập nhanh thường chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ tự hết khi bạn tránh được các tác nhân gây tim đập nhanh.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng tim đập nhanh có xu hướng xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, đi kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng… bạn nên cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tim đập nhanh bệnh lý, gây ra bởi một số vấn đề sức khỏe sau:

- Các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hở van tim, cơ tim phì đại, suy tim… có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, dẫn tới tái cấu trúc tim, sẹo hóa cơ tim, tạo ra các ổ gây nhịp tim nhanh...

- Bệnh rối loạn nhịp tim như nhịp xoang nhanh, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, rối loạn thần kinh tim…

- Một số bệnh khác như thiếu máu, bệnh cường giáp, đái tháo đường…cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thần kinh tim, nồng độ chất điện giải tại tế bào cơ tim, dẫn tới hậu quả rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn.

Trong những trường hợp tim đập nhanh do bệnh lý, bạn sẽ cần đi khám để được bác sỹ tư vấn hướng điều trị kịp thời.

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Không phải tim đập nhanh lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng trong nhiều trường hợp, triệu chứng tim đập nhanh bất thường lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, rối loạn thần kinh tim hoặc cơn rung nhĩ, rung thất nguy hiểm.

Đặc biệt khi tim đập nhanh trên 120 lần/phút, kéo dài liên tục, kết hợp thêm các vấn đề tại tim có thể gây nguy hiểm. Khi đó, khả năng bơm máu của tim giảm, làm máu bị ứ tại tim và giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Về lâu dài, điều này có thể khiến tim hoạt động kém hiệu quả, khiến máu bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tim đập nhanh cũng làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim, gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, cuối cùng có thể dẫn tới suy tim.

Làm sao phòng ngừa tình trạng tim đập nhanh?

Theo bác sỹ Lê Đức Việt - Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số các nguyên nhân gây tim đập nhanh đều có thể được phòng tránh. Theo đó, bạn cần bắt đầu từ việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn (chịu khó vận động thường xuyên, tập thể dục; Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh; Hạn chế các loại nước tăng lực, nước có gas… chứa nhiều chất kích thích; Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia).

Để phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật, căng thẳng… gây tim đập nhanh, bạn sẽ cần tìm cách giảm lo âu, giảm căng thẳng thông qua các hoạt động thư giãn, tập thể dục đều đặn.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch