Đột quỵ có thể xảy ra ở người già, trẻ nhỏ, thanh niên... và rất nguy hiểm đến tính mạng
Thuốc hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
Nắng nóng - “bạn đồng hành” của đột quỵ
Phòng đột quỵ do tăng huyết áp: Ngủ cũng phải đúng cách!
Đưa trẻ nhập viện ngay khi có dấu hiệu đột quỵ
Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông – Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đột quỵ não đang có xu hướng trẻ hoá và ngày càng mở rộng đối tượng. Nguyên nhân là bởi cuộc sống công nghiệp hoá, đô thị hoá đã làm thay đổi rất nhiều về môi trường, thói quen, lối sống theo hướng nguy hại hơn đối với sức khoẻ của con người.
Đột quỵ não có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào.
Người cao tuổi: Các cơ quan chức năng của cơ thể đã bị suy giảm rất nhiều, trong đó có hệ tim mạch. Điều này dẫn đến việc người cao tuổi có nguy cơ cao bị đột quỵ não. Biểu hiện của đột quỵ thường là khó thở, khó nói, đau đầu dữ dội, không cử động được… Tiến triển của bệnh rất nhanh, khó cấp cứu kịp thời. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong đột ngột.
Người trẻ tuổi: Đột quỵ đang đe doạ nhiều người trẻ mà họ không hề hay biết. Qua khảo sát thực tế và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên đang gia tăng mạnh mẽ và chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột qụy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ ở người trẻ, trong đó đáng kể là do ô nhiễm môi trường sống, thói quen và lối sống thiếu lành mạnh.
Theo PGS. TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, lối sống không lành mạnh như chế độ dinh dưỡng mất cân đối và bất hợp lý, lười vận động, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia cộng với nhiều áp lực trong cuộc sống hàng ngày làm sản sinh rất nhiều gốc tự do, huỷ hoại và tàn phá sức khoẻ con người, gây nên nhiều bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu – những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
Nam giới: Những người gặp tình trạng mỡ trong máu cao kéo dài, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động, làm việc quá sức… dễ bị đột quỵ não.
Nữ giới: Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở phụ nữ thường là thở ngắn, đau ngực, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi… Chị em bị thiếu máu não, stress kéo dài và béo phì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Cách phòng bệnh tốt nhất, theo GS. TS Nguyễn Văn Thông là kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ gây bệnh ngay từ đầu: Duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục, không hút thuốc lá và uống rượu bia…; Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh nguy cơ dẫn đến đột quỵ não như huyết áp, đái tháo đường, bệnh lí tim mạch, thừa cân, béo phì; Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm những yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, xu hướng mới hiện nay được nhiều chuyên gia khuyên để phòng bệnh đột quỵ là bổ sung thực phẩm chức năng có thành phần là enzym nattokinase - một loại enzym chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản, giúp ngăn ngừa và phá được các cục máu đông – tác nhân cơ bản gây đột quỵ não. Do vậy, dòng sản phẩm loại này có tác dụng ổn định huyết áp, phòng ngừa hỗ trợ điều trị, ngăn chặn đột quỵ não tái phát, đẩy lùi di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng...
Đông Nhân H+
Bình luận của bạn