Thịt đỏ, lúa mì, muối... đều phải thận trọng khi dùng, để giữ xương chắc khỏe
Loãng xương ở người cao tuổi: Phòng sớm vẫn hơn
10 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương dễ dàng tại nhà
Bổ sung calci từ thực phẩm: Tăng chiều cao, ngừa loãng xương
Quá nhiều protein
Protein cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe, tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều protein, cơ thể sẽ sản xuất ra hóa chất gọi là sunfat có thể gây thất thoát calci của xương. Hiệu ứng này trên xương xảy ra với protein động vật nhiều hơn protein thực vật. Trong một nghiên cứu gần đây do Trường Y Harvard (Mỹ) thực hiện, các nhà khoa học phát hiện những phụ nữ ăn thịt đỏ hơn 5 lần mỗi tuần có nhiều khả năng bị gãy xương hơn so với những phụ nữ ăn thịt đỏ chỉ 1 lần mỗi tuần. Kết luận này được công bố sau khi các nhà nghiên cứu theo dõi 116.686 phụ nữ trong vòng 10 năm.
Trong một nghiên cứu gần đây ở 31.527 phụ nữ Thụy Điển tuổi từ 40 - 76, do Cục Quản lý Thực phẩm quốc gia Thụy Điển tiến hành, các nhà nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ uống từ 330mg caffeine hoặc hơn trong một ngày (tương đương 4 ly cà phê) có nguy cơ dễ bị gãy xương. Nguy cơ này đặc biệt lưu ý ở những phụ nữ có mức tiêu thụ calci thấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa thói quen uống trà với nguy cơ gãy xương, có thể do hàm lượng caffeine trong trà thường thấp hơn một nửa so với cà phê.
Nước ngọt
Sau khi tiến hành đo mật độ chất khoáng của xương sống và xương hông của 1.413 phụ nữ có thói quen tiêu thụ nước giải khát, các nhà nghiên cứu kết luận uống nhiều các loại nước ngọt có thể gây mất xương ở phụ nữ, TS. Kristine Cuthrell - chuyên gia dinh dưỡng và điều phối viên các dự án thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư của Hawaii, Đại học Hawaii, ở Honolulu (Mỹ) cho biết.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ uống quá 3.000 microgram (mcg) vitamin A mỗi ngày có gấp 2 lần khả năng bị gãy xương hông so với phụ nữ chỉ dùng 1.500 mcg vitamin A hoặc ít hơn trong một ngày. Mặc dù vitamin A cần thiết cho sự phát triển xương, nhưng quá nhiều các hình thức retinol của vitamin A sẽ gây cản trở việc hấp thu vitamin D, từ đó dẫn đến mất xương. Các hình thức retinol của vitamin A được tìm thấy trong thức ăn có nguồn gốc động vật như: Gan, lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm cũng như chế độ ăn uống bổ sung.
Lúa mì
Một trong những thực phẩm làm giảm sự hấp thu calci khi dùng cùng lúc với calci là lúa mì nguyên chất. Nếu bạn uống bổ sung calci, các loại thực phẩm có chứa lúa mì nên ăn sau 2 hoặc nhiều giờ kể từ khi uống bổ sung.
Rượu
Quá nhiều đồ uống có cồn cũng được cho là nguy cơ làm giảm mật độ xương, do rượu gây cản trở sự hấp thu calci và vitamin D. Để giảm nguy cơ loãng xương, nên hạn chế tiêu thụ rượu, tối đa chỉ 1 ly mỗi ngày.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp
Bình luận của bạn