Hiểm họa thực sự từ “bùa lưỡi”, “tem giấy”?

"Tem giấy" hay "bùa lưỡi" được tẩm LSD

Kiểm soát chặt việc mua bán, sử dụng thuốc gây nghiện

TP HCM: Nhiều học sinh 'lậm" thuốc gây nghiện

Hai phi công vận chuyển trái phép chất nghi là ma túy

"Bảo vệ thế hệ trẻ trước nguy cơ lan rộng của ma túy"

Phát hiện ma túy trong thịt cá hồi còn non

LSD – viết tắt của cụm từ lysergic acid diethylamide là một loại thuốc gây ảo giác được sản xuất từ acid lysergic – một hóa chất có nguồn gốc từ một loại nấm. Nó thường được bán dưới dạng “tem giấy” hoặc dưới dạng viên nén, hoặc tẩm trong viên đường. LSD được tạo ra bởi nhà hóa học Thụy Sỹ Albert Hofmann vào năm 1938 từ ergotamine (một loại alcaloid của nấm cựa gà).  

LSD được coi là một trong những hợp chất thần kinh mạnh nhất (mạnh gấp 3.000 lần so với mescaline). Một liều uống ít nhất là 25µgr đã có khả năng tạo hiệu ứng ảo giác mạnh.

LSD có gây nghiện không?

LSD không được coi là một loại thuốc gây nghiện cao do chúng không tạo ra cảm giác thèm muốn gắn liền với sự nghiện về thể lý. Nhiều người thành công khi ngưng sử dụng LSD. Tuy nhiên, việc sử dụng LSD liều cao có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

LSD là một trong những hóa chất mạnh có khả năng tác động và làm thay đổi tâm trạng. Nó được sản xuất từ acid lysergic – được tìm thấy trong nấm cựa gà mọc trên lúa mạch đen và các loại hạt khác.

Nó được sản xuất dưới dạng tinh thể trong các phòng thí nghiệm bất hợp pháp, chủ yếu là ở Mỹ. Những tinh thể này được chuyển đổi thành chất lỏng để phân phối. LSD không mùi, không màu và có vị hơi đắng.

Được biết đến là một loại “acid” và bằng nhiều tên gọi khác, LSD được bán trên đường phố tại nhiều nước dưới dạng những viên nhỏ, viên nang, dạng lỏng hoặc khối gelatin. Nó cũng có thể được thêm vào “tem giấy”, chia làm nhiều ô nhỏ được thiết kế với những hình ảnh nhân vật hoạt hình bắt mắt. Nhưng dù với bất cứ hình thức nào, LSD cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với người sử dụng.

LSD có thể gây ra hiệu ứng ảo giác mạnh

Các tác động của LSD không thể dự đoán được, phụ thuộc vào liều lượng, tâm trạng và tính cách, môi trường xung quanh khi sử dụng thuốc. Thông thường, các tác động đầu tiên sẽ diễn ra trong vòng 30 – 90 phút sau khi uống thuốc.

Tác động của LSD:

Tác động thể lý: Giãn đồng tử, nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh (nổi da gà), mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, khô miệng, rùng mình.

Tác động tâm thần: Ảo tưởng, ảo giác về thị giác, cảm giác hưng phấn hoặc chắc chắn giả tạo, bị bóp méo về ý nghĩa của thời gian và tính đồng nhất, suy giảm nhận thức về thời gian, nhận thức sai lệch về kích thước, hình dạng của các đối tượng, chuyển động, màu sắc, âm thanh và hình ảnh cơ thể của người dùng, suy nghĩ và cảm xúc nặng nề, nghiêm trọng hơn, sợ hãi mất kiểm soát, sợ bị tấn công, hồi tưởng lại, trầm cảm nặng hoặc rối loạn tâm thần.

Dùng quá liều có thể gây ra những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng như ngưng hô hấp, xuất huyết nội sọ, rối loạn nhịp tim, nôn mửa, tăng thân nhiệt, đông máu, tiêu cơ vân, động kinh...

Dùng LSD có thể gây giãn đồng tử

Những ứng dụng trong tâm thần học

Theo Albert Hofmann – “cha đẻ” của LSD, loại thuốc này “có thể thành công trong lĩnh vực tâm thần học, song nhiều người lại lạm dụng nó”. Năm 2008, các cơ quan y tế tại Thụy Sỹ đã cho phép bác sỹ tâm lý thực hiện thí nghiệm với những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối và các bệnh nguy hiểm khác sử dụng LSD. Qua nhiều nghiên cứu, năm 2011, họ đã nhận thấy LSD có hiệu quả với ý thức và cơ thể của bệnh nhân.

Năm 2007, các cơ quan y tế tại Thụy Sỹ đã cho phép bác sỹ tâm lý Peter Gasser thực hiện các thí nghiệm với những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối và các bệnh nguy hiểm khác sử dụng LSD. Qua nhiều nghiên cứu, đến năm 2011, các nhà khoa học đều thấy rằng LSD đặc biệt có hiệu quả đối với ý thức và cơ thể của bệnh nhân. Năm 2008, Hiệp hội Nghiên cứu Psychedelic (MAPS) đã bắt đầu sử dụng LSD trong điều trị tâm lý cũng như thiết lập nền tảng tiến hành những nghiên cứu khác trong tương lai. Một số tổ chức khác như Beckley Foundation, Viện Nghiên cứu Heffler và Albert Hofmann Foundation đã tiến hành tài trợ, khuyến khích và phối hợp các nghiên cứu sử dụng LSD trong điều trị tâm thần học như điều trị ảo giác, giảm bớt lo âu, điều trị nghiện rượu, nhức đầu…

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh