Làm gì khi thuốc chống trầm cảm giảm tác dụng?

Trầm cảm đang trở thành căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Trầm cảm "bắt tay" tim mạch, đặt bệnh nhân vào nguy cơ tử vong

Ngưng thở khi ngủ gây ra trầm cảm

Trầm cảm làm gia tăng nguy cơ mắc Parkinson

Trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ

Nghiên cứu cho thấy, có các trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm tái phát lại và thậm chí bị nặng hơn so với trước khi sử dụng thuốc. Tiến sỹ Jennifer Payne – Giám đốc Trung tâm Rối loạn Tâm lý phụ nữ tại Johns Hopkins cho biết: “Chúng tôi chưa hiểu rõ được hoàn toàn về cơ chế làm việc của thuốc chống trầm cảm, chưa ai có thể đưa ra một lời giải thích hoàn chỉnh cho lý do tại sao thuốc chống trầm cảm lại giảm tác dụng nhưng tôi cho rằng có các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc tái phát của bệnh”.

Dưới đây là những yếu tố khiến thuốc chống trầm cảm giảm tác dụng:

1. Không tuân thủ liều dùng

Đây là nguyên nhân phổ biến làm giảm hiệu quả của thuốc và làm cho bệnh tái phát.Người dùng thuốc một thời gian và giảm các triệu chứng, sẽ bỏ qua hoặc dùng thiếu liều, uống thuốc không đều.

2. Lạm dụng chất gây nghiện

Theo Tiến sỹ Maria A.Oquendo: “Hơn 50% những người bị rối loạn tinh thần có nghiện rượu và lạm dụng rượu”. Rượu và các chất kích thích khác tàn phá não bộ và làm giảm tác dụng của thuốc.

3. Căng thẳng

Stress sẽ làm bệnh trầm cảm thêm trầm trọng, ngay cả khi đang dùng dùng thuốc

Bác sỹ Maurizio Fava - Phó trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Massachusetts General (Mỹ) cho biết, stress có thể gây ra các triệu chứng làm cho bệnh trầm cảm thêm trầm trọng, ngay cả khi đang sử dụng thuốc chống trầm cảm.

4. Cơ thể lão hóa

Khi già đi, cơ thể có sự thay đổi về trao đổi chất, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc. Bạn cũng có thể dùng các loại thuốc khác (thuốc đái tháo đường, tim mạch, ...) làm giảm lượng acid trong dạ dày, gây cản trở quá trình hấp thụ, đây là lý do tại sao thuốc chống trầm cảm giảm tác dụng theo năm tháng.

5. Giảm liều

Đôi khi bệnh nhân yêu cầu bác sỹ kê giảm liều thuốc chống trầm cảm sau khi các triệu chứng đã giảm, tuy nhiên những bệnh nhân giảm liều lượng này thường có tỷ lệ tái phát cao.

Để hạn chế việc thuốc chống trầm cảm giảm tác dụng bạn cần:

- Điều quan trọng nhất khi bị trầm cảm là bạn cần tìm một bác sỹ chuyên khoa về điều trị rối loạn tâm thần, bởi rất nhiều người được kê thuốc chống trầm cảm từ các bác sỹ chuyên khoa khác. Bác sỹ chuyên khoa thần kinh sẽ giúp bạn đưa ra liều thuốc phù hợp.

- Nếu sau 4 - 6 tuần uống thuốc mà chưa cảm thấy đỡ hơn, bác sỹ sẽ giúp bạn điều chỉnh. Điều trị thuốc kết hợp với tâm lý trị liệu hoặc liệu pháp ánh sáng có thể làm tăng thêm tác dụng của thuốc.

- Đặc biệt bạn đừng bỏ qua chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, gây nghiện, tập thể dục đều đặn. Bởi đây là cách rất hữu ích cho bệnh nhân trầm cảm, hay lo âu.

Ngoc Hoa H+ (Theo health.usnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh