- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Hội chứng chân không yên có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn già đi
Run tay ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Tập thể dục ảnh hưởng thế nào tới khả năng nhận thức của người bệnh Parkinson?
Người bệnh Parkinson không nên bỏ qua các vấn đề về thị lực
Biểu hiện co giật cơ mặt sau khi dùng chất kích thích là bị làm sao?
Hội chứng chân không yên là gì?
Hội chứng chân không yên (hay còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom) là tình trạng gây ra sự thôi thúc mạnh mẽ, khó kiểm soát, buộc bạn phải di chuyển chân của mình. Tình trạng này thường gây ra cảm giác khó chịu ở chân (đôi khi là ở cánh tay) và cảm giác này chỉ thuyên giảm tạm thời khi bạn di chuyển chân.
Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối, khi nghỉ ngơi. Do đó, tình trạng này có thể gây khó ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, thiếu năng lượng vào ban ngày. Ngoài ra, nhiều người mắc hội chứng chân không yên còn bị co giật chân tay trong khi ngủ.
Nguyên nhân gây hội chứng chân không yên
Thông thường, hội chứng chân không yên có thể xảy ra mà không có nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mất cân bằng dopamine trong não bộ có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát chuyển động cơ bắp của cơ thể. Một vài yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây hội chứng chân không yên:
Di truyền: Đôi khi, hội chứng chân không yên có thể được di truyền trong gia đình, đặc biệt nếu tình trạng này bắt đầu trước độ tuổi 40. Hiện các nhà khoa học đã khoanh vùng được những vị trí trên nhiễm sắc thể, nơi có thể chứa gene gây hội chứng chân không yên.
Hội chứng chân không yên có thể xảy ra do di truyền trong gia đình
Mang thai: Mang thai, thay đổi nội tiết tố có thể tạm thời làm trầm trọng hơn các triệu chứng hội chứng chân không yên. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ và có thể tự biến mất sau khi sinh.
Triệu chứng cảnh báo hội chứng chân không yên
Người bị hội chứng chân không yên thường miêu tả các triệu chứng mình gặp phải là các cảm giác bất thường, khó chịu, đau nhói, châm chích, cảm giác ngứa râm ran hoặc như kiến bò ở cả hai bên chân hoặc bàn chân, khiến họ muốn di chuyển chân để giảm cảm giác khó chịu. Đôi khi, các triệu chứng này có thể biến mất trong một thời gian, sau đó lại tái phát trở lại.
- Cảm giác bồn chồn, khó chịu bắt đầu khi bạn nghỉ ngơi: Đó là khi bạn nằm xuống, hoặc ngồi được một thời gian (có thể là khi lái xe, trên máy bay, trong rạp chiếu phim).
- Cảm giác khó chịu giảm bớt khi bạn chuyển động chân: Duỗi chân, lắc lư chân, rung chân hoặc đứng lên đi lại… mới có thể làm giảm cảm giác khó chịu.
- Co giật chân về đêm: Hội chứng chân không yên có thể liên quan tới tình trạng rối loạn vận động chân tay định kỳ. Đây là tình trạng thường xảy ra trong khi ngủ, khiến bạn bị co giật chân, đá chân… suốt đêm.
Hội chứng chân không yên khiến bạn bị co giật chân về đêm
Điều trị hội chứng chân không yên
Đôi khi điều trị các tình trạng tiềm ẩn (ví dụ như thiếu sắt) có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng hội chứng chân không yên. Các bác sỹ có thể tiến hành kiểm tra nồng độ sắt trong máu, sau đó yêu cầu bạn bổ sung sắt từ thực phẩm, thực phẩm chức năng… tùy theo nhu cầu.
Ngoài ra, hội chứng chân không yên cũng có thể được điều trị bằng việc dùng thuốc. Một số loại thuốc theo toa dưới đây có thể làm giảm cảm giác bồn chồn ở chân:
- Thuốc làm tăng dopamine trong não: Có thể kể tên các loại như ropinirole (Requip), rotigotine (Neupro) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Mỹ) phê duyệt để điều trị hội chứng chân không yên từ trung bình đến nặng.
Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ ngắn hạn như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
- Thuốc ảnh hưởng tới kênh calci: Các loại thuốc gabapentin (Neurontin, Gralise), pregabalin (Lyrica) có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị hội chứng chân không yên.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid: Các loại thuốc như tramadol (Ultram, ConZip), codeine, oxycodone (Oxycontin, Roxicodone) có thể làm giảm các triệu chứng từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì dùng liều cao có thể gây nghiện.
- Thuốc giãn cơ và thuốc ngủ: Những loại thuốc này giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, nhưng chúng không loại bỏ cảm giác khó chịu tại, chưa kể có thể khiến bạn thấy buồn ngủ vào ban ngày. Chúng chỉ được dùng khi không còn phương pháp điều trị nào khác giúp giảm đau.
Điều đáng lưu ý là một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống buồn nôn, thuốc điều trị cảm lạnh và dị ứng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hội chứng chân không yên. Do đó, bạn nên tránh sử dụng hoặc chỉ dùng sau khi thảo luận với bác sỹ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể thay đổi lối sống lành mạnh hơn để kiểm soát hội chứng chân không yên:
- Massage chân giúp thư giãn cơ bắp.
- Chườm nóng/lạnh giúp giảm cảm giác khó chịu ở chân, tay.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Mất ngủ, thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hội chứng chân không yên. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ đủ 7 tiếng/đêm, đi ngủ - thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
- Tập thể dục: Tập thể dục vừa phải, thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, nên tránh tập quá sức, tập quá muộn về cuối ngày.
- Tránh các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực…
Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay do nhiều nguyên nhân, với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn