Trẻ bị co giật chưa chắc đã do động kinh

Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết động kinh kháng thuốc

Đau đầu sau cơn co giật có phải do bệnh động kinh?

Có nên phẫu thuật não để chữa bệnh động kinh?

Trẻ bị động kinh nên ăn uống như thế nào?

Nguyên nhân khiến trẻ bị co giật

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra co giật ở trẻ nhỏ trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là co giật do sốt cao. Khi sốt cao, hệ thần kinh dễ bị kích thích nên trẻ có thể bị co giật trong 1 -  2 ngày đầu. Co giật do sốt cao cũng có tính di truyền. Có khoảng 2 - 5% trẻ dưới 5 tuổi bị sốt co giật. Trẻ bị co giật ở lứa tuổi càng muộn hoặc co giật khi sốt nhẹ dễ có nguy cơ động kinh (khoảng 5 – 10 %).

- Rối loạn trong máu: Trẻ bị tiêu chảy mất nước, uống oresol pha không đúng tỷ lệ, hạ calci máu, hạ hoặc tăng đường huyết cũng có thể khiến trẻ bị co giật.

- Do nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não.

Nguyên nhân gây co giật thường gặp ở trẻ là do động kinh

- Có bệnh lý mạch máu não...

- Do bị động kinh: Nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng co giật ở trẻ là do động kinh. Trong cơn động kinh, trẻ bị giật chân tay, ngưng thở, trợn mắt, sùi bọt mép, tím tái... Nếu cơn giật kéo dài hoặc nhiều cơn liền nhau có thể gây phù não, ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trẻ có thể bị giật chân tay lúc ngủ, dễ giật mình khi nghe tiếng động to. Đây có thể là lành tính, cha mẹ không nên lo lắng nhiều mà cần theo dõi để tư vấn bác sỹ.

Ở trẻ mới sinh, động kinh biểu hiện bằng những co giật sơ sinh lành tính

Xử lý khi trẻ bị co giật

Khi trẻ co giật có thể có các biểu hiện như trẻ mất ý thức tạm thời, lắc hoặc giật cánh tay, chân, đầu, cuộn mình hoặc trợn mắt, khó thở, ngủ sâu sau co giật… Khi trẻ co giật, bạn cần bình tĩnh để xử trí:

- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để đờm dãi không vào đường hô hấp 

- Ngay lập tức dùng vật mềm như khăn xô quấn chặt nhét vào miệng trẻ tránh trẻ cắn phải lưỡi.

- Nếu trẻ co giật do sốt cao và trước đó 4 tiếng trẻ chưa được dùng thuốc hạ sốt thì các bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Sau khi hết cơn co giật, nên cho trẻ đi khám bác sỹ. Hãy kể thông tin đầy đủ diễn biến tình trạng của trẻ để bác sỹ xác định nguyên nhân, chỉ định xét nghiệm và cho thuốc phù hợp. Khi được bác sỹ tư vấn, gia đình cần thực hiện điều trị dự phòng co giật cho trẻ. Đối với những trẻ bị sốt co giật, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt kịp thời, chườm khăn ấm, cởi bớt quần áo, mặc đồ làm từ vải có chất liệu thoáng, mềm.

Sau khi trẻ hết cơn co giật, cần cho trẻ đi khám bác sỹ ngay

Sau khi được điều trị, về nhà, bạn cần theo dõi sức khỏe và cho trẻ uống thuốc theo chỉ định. Những trẻ bị động kinh, phải uống thuốc lâu dài hàng năm, theo dõi chặt chẽ, cho khám định kỳ. Cha mẹ nên có sổ ghi chép theo dõi sức khỏe của trẻ, diễn biến cơn giật, các tác dụng phụ của thuốc. Cần đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt hợp lý, môi trường sống an toàn. Nên thông báo cho giáo viên, y tế trường biết về sức khỏe để giúp đỡ trẻ kịp thời.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thiếu hụt GABA là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng co giật. Khi điều trị co giật ở trẻ, tùy vào bệnh lý của mỗi người, các bác sỹ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, việc bổ sung GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị.

Bổ sung GABA giúp trẻ giảm các cơn co giật

Việc điều trị co giật bằng cách bổ sung GABA càng có tác dụng cao hơn khi được kết hợp với các thành phần thảo dược khác như An tức hương, Câu đằng giúp ổn định điện thế màng tế bào, ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm tần suất và mức độ các cơn động kinh; Taurine, Magne… giúp bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ. Không những thế, các thành phần trên còn  trẻ ổn định tinh thần. Vì thế, khi dùng các sản phẩm trên sẽ có tác dụng kép cho sức khỏe của trẻ.

Thanh Tú H+ (Theo Sharecare) 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh