Stress mạn tính: Không khó để nhận ra

Stress mạn tính có hại cho sức khỏe của bạn

Bí quyết giảm stress cho người nghỉ hưu

Dấu hiệu stress mạn tính: Ăn gì để cải thiện?

Ăn đúng, uống chuẩn để giảm stress

6 mẹo giảm stress cho bà bầu

Táo bón và tiêu chảy xen kẽ

Hết táo bón đến tiêu chảy là một dấu hiệu thiếu magne

Magne là khoáng chất chủ yếu với khoảng 70% trong xương và 30% còn lại trong mô mềm và dịch cơ thể. Khi giận dữ, lượng magne trong cơ thể sẽ bị "đốt cháy".

Không chỉ "xoa dịu" những phản ứng stress, magne còn tham gia vào hoạt động của các cơ của đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa đường thành năng lượng.

Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu hụt magne do stress, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động bất thường dẫn đến một số chứng như tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Bạn có thể bổ sung magne bằng thực phẩm, chú ý chỉ cần 300 - 500mg magne citrate mỗi ngày là cần thiết.

Nguồn thực phẩm: Yến mạch, các loại hạt, rau xanh đậm, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây ngọt, hạt hướng dương, hạt mè, đậu lăng, súp lơ, cá, thịt.

Chảy máu chân răng

Cam, quýt giàu vitamin C giúp cơ thể sản xuất các hormone chống stress

Vitamin C là một chất chống oxy hoá và cần cho ít nhất 300 chức năng chuyển hoá trong cơ thể. Nó trợ giúp cơ thể sản xuất các hormone chống stress, interferon (protein của hệ miễn dịch) và cần cho sản xuất collagen – chất có mặt trong toàn bộ mô cơ thể. Đó là lý do tại sao sự thiếu hụt nặng vitamin C có thể gây ra bệnh scorbut gây xuất huyết – các mô cơ thể không thể tái tạo và bị phân hủy.

Khi cơ thể thiếu vitamin C ở mức độ nhẹ do tiêu tốn trong các phản ứng chống căng thẳng, người bệnh sẽ dễ bị chảy máu chân răng và dễ dàng bị bầm tím. Thiếu hụt vitamin C sẽ nghiêm trọng hơn ở những người hút thuốc lá, uống rượu, thuốc giảm đau, thuốc ngừa thai, thuốc chống trầm cảm và nhóm steroids.

Nguồn thực phẩm: Các loại quả không hột, chanh, cam, rau xanh, măng tây, trái bơ, bông cải xanh, cải bruxen, dưa đỏ, cải xoăn, xoài, hành, đu đủ, đậu xanh, dứa, củ cải, rau bina, dâu tây, cà chua và cải xoong.

Nổi mụn ở cẳng tay và đùi

Mụn trên đùi và cẳng tay cho biết cơ thể thiếu vitamin E

Thiếu hụt vitamin E cũng là một nguyên nhân gây bầm tím vì vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các vùng mỡ của cơ thể. Nó gây mụn trên cẳng tay và đùi làm cho da không bình thường và bị nang sừng dày do quá nhiều protein tích tụ trên da.

Vitamin E cũng giúp cải thiện tuần hoàn, thúc đẩy quá trình đông máu, lên sẹo, huyết áp bình thường và tăng cường sinh tinh.

Nguồn thực phẩm: Các loại dầu thực vật ép tươi, lá xanh đậm, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, gạo nâu, trứng, tảo bẹ, sữa, bột yến mạch, thịt, nội tạng, đậu nành, khoai tây ngọt và cải xoong.

Thường viêm họng, cảm lạnh

Stress có thể làm cho cơ thể rối loạn và dễ mắc cảm lạnh

Vitamin A là một trong những vitamin quan trọng nhất đối với đôi mắt, sức khỏe tổng thể và khả năng phục hồi các nhiễm trùng trong đường tiêu hóa, tiết niệu. Khi bị rối loạn do stress, việc cung cấp vitamin A cho cơ thể cũng bị gián đoạn gây ra một loạt các bệnh lý nhiễm trùng.

Cung cấp đủ kẽm cần sẽ giúp ổn định quá trình lưu trữ và sử dụng hiệu quả vitamin A.

Nguồn thực phẩm: Gan động vật, dầu gan cá và các loại trái cây xanh, đỏ, vàng cam, vàng chanh, rau các loại, quả mơ, măng tây, bông cải xanh, dưa đỏ, cà rốt, đu đủ, đào, bí đỏ, rau bina, cải xoong, bí vàng.

Tiểu Bắc H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh