Tại sao bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục thường xuyên?

Tập thể dục đều đặn là một trong những công cụ hiệu quả nhất để quản lý bệnh đái tháo đường type 2

Google chinh phục bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 2: Thủ phạm gây suy giảm tình dục

Võng mạc đái tháo đường: Tầm soát ngay kẻo mất thị lực

Di truyền: Yếu tố gây đái tháo đường

Sở dĩ tập thể dục lại rất hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 là do tác dụng:  

Giúp hạ đường huyết

Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể làm giảm lượng đường trong máu. Để chứng thực, bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng thiết bị đo đường huyết trước và sau khi tập thể dục.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nguyên nhân số một gây tử vong ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 là bệnh tim mạch. Tập thể dục thường xuyên sẽ phòng ngừa các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm giảm sự cần thiết khi phải dùng các thuốc hạ huyết áp và cholesterol trong máu.

Giảm cân

Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn sẽ hỗ trợ bạn giảm cân một cách an toàn. Giữ trọng lượng cân đối là điều cần thiết để bệnh nhân có thể chung sống hòa thuận với đái tháo đường.

Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn sẽ hỗ trợ bạn giảm cân một cách an toàn

Kiến nghị tập thể dục cho bệnh nhân đái tháo đường

Theo khuyến cáo, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần ít nhất 150 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải mỗi tuần. Trong đó, thời gian tập luyện phải dàn đều các ngày trong tuần. Nên tăng vận động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ nhiều hơn khi thực hiện một số công việc trong nhà hay ở chỗ làm.

An toàn là trên hết

Những người bị bệnh đái tháo đường cần được sự đồng ý của bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục hoặc tăng cường mức độ hoạt động thể chất. Nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh thần kinh nghiêm trọng (tổn thương dây thần kinh) hoặc bệnh võng mạc tăng sinh (bệnh về mắt do biến chứng đái tháo đường), bạn có thể cần phải hạn chế các bài tập hoặc tìm cách điều trị trước khi bắt tay vào một chế độ tập luyện.

Trong trường hợp bạn dùng thuốc đái tháo đường có tác dụng hạ đường huyết, hãy nói chuyện với bác sỹ về việc làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết khi tập thể dục. Điều này cũng quan trọng để tìm hiểu cách nhận biết triệu chứng và điều trị hạ đường huyết. Các loại thuốc thường gây hạ đường huyết bao gồm insulin và các loại thuốc uống được biết đến như sulfonylureas. Loại này bao gồm glipizide, glyburide và glimepiride.

Ngoài ra để quản lý tốt hơn lượng đường huyết trong máu, phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng với thành phần từ các thảo dược thiên nhiên. Lưu ý, cần tìm hiểu kỹ về các sản phẩm, tham khảo tư vấn của dược sỹ/bác sỹ và nên mua ở các tiệm thuốc/cửa hàng có uy tín.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết