Tại sao bị lùn đi khi già?
Đậu nành giúp giảm nguy cơ loãng xương sau mãn kinh
5 phương pháp tự nhiên giúp phòng ngừa chứng loãng xương
Loãng xương và gai cột sống sau mãn kinh phải làm sao?
5 yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh viêm khớp ở người trẻ
Độ dài của xương về cơ bản sẽ quyết định chiều cao của mỗi người. Ngay từ khi chào đời, xương không ngừng dài ra và phát triển cho đến khi bạn khoảng 25 tuổi thì mới ngừng lại. Bên cạnh đó, cột sống là một thân xương dài gồm 26 đốt, cứ 2 đốt xương lại do một đĩa sụn sợi liên kết lại. Nhân tuỷ trong mỗi đĩa sụn sợi này có thể hút nước, chứa tối đa lên tới 90% nước. Tuy nhiên, cùng với tuổi tác, thành phần nước trong xương ngày càng ít đi, độ dày ban đầu của đĩa sụn sợi cũng mỏng đi. Tất cả những đĩa sụn sợi trong cột sống gộp lại với nhau bằng 1/4 độ dài của xương sống. Vì thế, khi đĩa sụn sợi mỏng đi, tổng độ dài của cột sống sẽ ngắn đi một khoảng tương ứng.
Bên cạnh đó, lười tập thể dục thể thao khiến cho cơ bắp của người già mất độ săn chắc, rệu rã, dần teo nhỏ và không thể cố định cột sống. Sức nặng của cơ thể đè nén sẽ làm cột sống còng xuống, lưng cũng còng theo khiến cho vóc dáng thấp nhỏ đi trông thấy.
Theo TS. Abby G. Abelson - Trưởng Khoa Thấp khớp & Các bệnh tự miễn thuộc Bệnh viện Cleveland Clinic Hoa Kỳ, mất một chút chiều cao khi bạn già đi là điều bình thường, tuy nhiên, sự sụt giảm đáng kể của chiều cao có thể là dấu hiệu bệnh loãng xương. Loãng xương nghĩa là xương trở nên xốp và yếu đi. Do các xương của cột sống bị trọng lượng cơ thể ép lên nên nó ngắn lại, vì thế mà chiều cao cũng bị giảm đi. Không chỉ khiến người già lùn đi, loãng xương gây những cơn đau, khiến họ đối mặt với nguy cơ bị gãy xương đột ngột, thường là gãy xương hông, cổ tay và xương sống. Những tổn thương này có thể gây tàn tật vĩnh viễn.
TS. Abelson cho hay: “Lùn đi ½ inch - ¾ inch (1,27 - 1,9cm) có thể là điều bình thường, nhưng mất 2, 3 hoặc 4 inch chiều cao (5,08 - 7,62 - 10,16cm) thì là một điều báo động vì nó không phải là hệ quả tự nhiên của lão hóa. Điều này thực sự nguy hiểm vì nó có thể là dấu hiệu của chứng loãng xương”.
“Trong khi các loại thuốc có thể giúp củng cố xương của bạn, cách tốt nhất để tránh gãy xương là để cố gắng ngăn ngừa loãng xương”, TS. Abelson khẳng định, “Chế độ ăn uống và lối sống của bạn là hai yếu tố giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa loãng xương”.
Điều đó có nghĩa là một chế độ ăn một chế độ ăn uống giàu calci trong suốt cuộc đời của bạn và thường xuyên hoạt động thể chất chính là giải pháp ngăn ngừa giảm chiều cao đồng thời chống loãng xương.
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với phụ nữ (ngoài 40 tuổi, khi bắt đầu giai đoạn mãn kinh) và nam giới (thường từ 60 tuổi trở nên) nên tiến hành kiểm tra mật độ xương để biết được bản thận có bị loãng xương hay không.
Bổ sung calci như thế nào?
Việc bổ sung calci là cần thiết, tuy nhiên nếu uống calci quá liều thì sẽ gây ra những tác hại không mong muốn. Việc cơ thể dư calci sẽ làm cho bạn bị: Táo bón, giảm hiệu quả của một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc điều trị bệnh tim mạch), sỏi thận, ngộ độc vitamin D, chuột rút cơ bắp, cáu gắt...
Phương pháp bổ sung calci hiệu quả nhất chính là thông qua các loại thực phẩm thiên nhiên như: Thuỷ - hải sản, rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây, sữa và các chế phẩm từ sữa…
Mặc dù có nhiều trong thực phẩm nhưng đối với một số đối tượng có nhu cầu calci lớn như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh, người cao tuổi… thì việc bổ sung calci từ thực phẩm chức năng là điều cần thiết. Tuy nhiên, không nên bổ sung calci một cách tùy tiện mà phải đúng chỉ dẫn của bác sỹ, chuyên gia y tế hoặc dược sỹ.
Theo TS. Abby, mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ 1.200mg calci mỗi ngày để giúp ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, nên thực hành đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, nâng tạ… để giúp cơ thể dẻo dai, cơ bắp sẵn chắc và tăng cường sức khỏe xương.
Bình luận của bạn