Táo bón – Khi nào bạn nên đến gặp bác sỹ?

Nên tham khảo ý kiến bác sỹ ngay khi bị táo bón kéo dài

6 loại thực phẩm có thể gây táo bón

Bạn có biết 3 cách giúp giảm táo bón với rau cần tây này?

Đầy hơi, rối loạn tiêu hóa: Bổ sung ngay những thực phẩm chức năng này

Những biện pháp đơn giản giúp giảm táo bón

Khi nào bạn được chẩn đoán táo bón? 

Theo bác sỹ Vedan Karvir – Chuyên gia Tư vấn Tiêu hóa tại bệnh viện ở Mumbai (Ấn Độ), dưới đây là các triệu chứng phổ biến táo bón đã được các bác sỹ sử dụng để chẩn đoán táo bón:

Khó chịu trong quá trình đại tiện ít nhất 25% số lần đi đại tiện

- Cảm giác đi không hết phân ít nhất 25% số lần đại tiện

- Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần

- Cảm giác tắc nghẽn ở vùng hậu môn trong ít nhất 25% số lần đi đại tiện

Một người được chẩn đoán táo bón khi có ít nhất 2 triệu chứng trên. Ngoài chế độ ăn uống thiếu chất xơ thì một số nguyên nhân như: Ung thư ruột kết, suy giáp, mang thai, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây táo bón.

Khi nào táo bón trở thành một dấu hiệu cảnh báo?

Đau bụng dữ dội mỗi khi đi đại tiện là một trong những dấu hiệu của táo bón lâu ngày

Không nhiều người biết rằng những thay đổi trong thói quen đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm virus hoặc vi khuẩn, tắc nghẽn, bệnh viêm ruột (IBD) hoặc Ung thư ruột kết. Nếu bạn có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sỹ trong thời gian sớm nhất:

Táo bón kéo dài hơn 2 tuần

- Tiêu chảy ra máu hoặc tự nhiên bị tiêu chảy đột ngột sau khi bị táo bón

- Phân có màu đen hoặc phân sẫm màu

- Bạn cảm thấy nhu động ruột hoạt động liên tục

- Gầy sút cân nhanh mặc dù bạn không ăn kiêng

- Bạn bị đau bụng dữ dội mỗi lần đi đại tiện

Bạn nên đến gặp bác sỹ khi có các triệu chứng trên vì táo bón không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như trĩ, rò hậu môn, đau bụng…

Điều trị táo bón như thế nào?

Ngoài dùng thuốc nhuận tràng, bạn có thể thay đổi lối sống để giảm táo bón. Những biện pháp tự nhiên bạn nên thực hiện để giảm táo bón là:

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể

- Ăn ít nhất 25gr chất xơ mỗi ngày

- Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp, khiêu vũ… Những hoạt động này có thể kích thích hoạt động của nhu động ruột và giúp phân di chuyển nhanh hơn.

- Nói chuyện với bác sỹ về các loại thuốc bạn đang dùng ảnh hưởng đến táo bón. Nếu loại thuốc bạn đang dùng gây táo bón thì bạn không tham khảo ý kiến bác sỹ về việc đổi sang loại thuốc khác. Không tự ý dừng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sỹ. 

- Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung chứa men vi sinh và chất xơ tự nhiên.

Nguyên Hương H+ (Theo Webmd/Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa