Bạn có thể thử bổ sung probiotic, prebiotic… nếu hay bị rối loạn tiêu hóa
Dùng TPCN BebuGold có giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa?
Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn với sức khỏe của trẻ
Giúp mẹ phân biệt nhiễm khuẩn HP và rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹ đừng quên bào tử lợi khuẩn!
Dưới đây là một số thực phẩm chức năng giúp giảm rối loạn tiêu hóa, giúp khắc phục tình trạng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Probiotic
Probiotic hay các lợi khuẩn đường ruột có thể giúp phá vỡ một số loại carbohydrate mà cơ thể không thể tiêu hóa được, đặc biệt là tinh bột và chất xơ. Thông qua quá trình lên men, các loại vi khuẩn đường ruột có thể tạo ra các acid béo chuỗi ngắn, giúp khắc phục nhiều rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Tuy nhiên, bên cạnh các acid béo chuỗi ngắn, quá trình lên men còn có thể sản sinh ra khí. Điều này hoàn toàn bình thường ở mức độ vừa phải, nhưng một số chủng vi khuẩn, đặc biệt là các hại khuẩn có thể tạo ra nhiều khí hơn các chủng vi khuẩn khác. Khi số lượng hại khuẩn tăng nhanh, bạn sẽ có nguy cơ cao bị đầy hơi, đau bụng và nhiều rối loạn tiêu hóa khác.
Dùng thực phẩm chức năng có chứa probiotic sẽ giúp tăng cường số lượng lợi khuẩn đường ruột, lấy lại cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột.
Bổ sung probiotic có thể giúp giảm đầy hơi, đau bụng, giảm rối loạn tiêu hóa
Cần chú ý gì khi bổ sung probiotic?
Mỗi chủng lợi khuẩn lại có tác động khác nhau tới sức khỏe đường ruột. Ví dụ, chủng Lactobacillus casei và Bifidobacterium lactis có thể hỗ trợ những người bị táo bón; Lactobacillus acidophilus có thể làm giảm đầy hơi; Saccharomyces boulardii đã được chứng minh giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sỹ để chọn bổ sung một hoặc nhiều chủng lợi khuẩn mình cần.
Trong thời gian đầu bổ sung probiotic, bạn có thể bị đầy hơi, đau bụng. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường giảm dần khi cơ thể quen dần với các sản phẩm này.
Prebiotic
Prebiotic là loại chất xơ mà cơ thể không thể tiêu hóa, nhưng chúng lại là thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột. Một số loại thực phẩm như atiso, tỏi, hành tây, rễ rau diếp xoăn… đều rất giàu prebiotic. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa inulin, prebiotic chính được tìm thấy trong rễ rau diếp xoăn vì inulin có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón.
Tùy vào thể trạng và tình hình sức khỏe của từng người mà bạn có thể điều chỉnh liều dùng prebiotic cho phù hợp. Nhìn chung, bạn chỉ nên giới hạn khoảng 4gr prebiotic/ngày vì bổ sung quá nhiều prebiotic có thể gây đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
Prebiotic là thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm rối loạn tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa
Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, hay chính là các protein chuyên biệt giúp phá vỡ các dưỡng chất trong thực phẩm. Có 3 loại enzyme tiêu hóa chính là amylase (giúp phân hủy carbohydrate), protease (giúp phân hủy protein) và lipase (giúp phân hủy chất béo).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh tự miễn, cơ thể sẽ không sản sinh đủ các enzyme tiêu hóa này và thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn. Điều này có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như trào ngược acid dạ dày, khó tiêu và đầy hơi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung các enzyme tiêu hóa có thể mang lại nhiều lợi ích cho người không dung nạp lactose, người bị suy giảm chức năng tuyến tụy…
Một số nghiên cứu khác cho thấy, bổ sung enzyme tiêu hóa AN-PEP có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho những người bị nhạy cảm với gluten, người bệnh Celiac. Tuy nhiên, điều này vẫn còn cần được kiểm chứng trong nhiều nghiên cứu nữa.
Cần chú ý gì khi bổ sung enzyme tiêu hóa?
Nhiều nhà khoa học cho rằng, bổ sung thực phẩm chức năng kết hợp enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều enzyme tiêu hóa có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sỹ để xác định liều bổ sung phù hợp, thông thường là từ 200 - 2.000mg enzyme tiêu hóa/ngày.
L-glutamine
L-glutamine là một acid amin có nhiều trong cơ thể người, đặc biệt là ở ruột (chiếm khoảng 30%). Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của L-glutamine là giúp duy trì hoạt động bình thường của ruột non, đảm bảo kết cấu của thành ruột, ngăn không cho các phân tử thức ăn quá lớn lọt qua thành ruột, vào máu.
Thiếu L-glutamine có thể dẫn tới hội chứng rò rỉ ruột, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, thậm chí gây đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và mệt mỏi.
L-glutamine thường được bổ sung ở dạng bột, có thể pha vào nước uống hoặc các món sinh tố. Tuy nhiên, liều bổ sung dưỡng chất này có thể thay đổi từ 1.000 - 3.000mg/ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Vitamin D
Nhiều chuyên gia cho rằng, bổ sung vitamin D có thể hỗ trợ điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi vitamin D có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
Liều lượng bổ sung vitamin D được khuyến nghị thường từ 800 - 1.000IU/ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng bạn có thể bổ sung tối đa tới 10.000IU vitamin D3/ngày ở dạng viên nang hoặc dạng lỏng trong một số trường hợp đặc biệt.
Bình luận của bạn