- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Teen béo phì có nguy cơ bị bệnh gan nặng hơn nếu mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Mất ngủ do dùng thuốc điều trị động kinh phải làm sao?
Mãn kinh + Mất ngủ = Chết sớm?
Kết hợp rễ cây nữ lang và melatonin để chữa mất ngủ có an toàn?
Đau ngực và mất ngủ: Dấu hiệu nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua
TS. Shikha Sundaram tới từ Bệnh viện Nhi Colorado và Trường Y Đại học Colorado (Hoa Kỳ) cho biết: “Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu vai trò của stress oxy hóa trong gan như là một nhân tố thúc đẩy xơ hóa và khiến bệnh gan nặng hơn”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những thanh thiếu niên béo phì bị bệnh gan nhiễm mỡ không do chất cồn (NAFLD) cùng mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có tình trạng bệnh nặng hơn. Khi đó, nồng độ oxy khi ngủ thấp và có thể gây ra sẹo trong gan. Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thực tế, có khoảng 7 triệu trẻ em ở Mỹ bị NAFLD gây ra sẹo trong gan và có thể dẫn đến suy gan, thậm chí phải tiến hành cấy ghép gan. NAFLD cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây đái tháo đường type 2.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn hay không hoàn toàn trong khi ngủ, dẫn tới tình trạng thiếu oxy máu. Nó gây ra tình trạng mệt mỏi, thèm ngủ mỗi khi thức dậy cho dù bạn đã ngủ rất nhiều. Những người có nguy cơ cao bị mắc hội chứng này là: Người béo phì, đã từng giải phẫu đường hô hấp trên, người nghiện rượu, dùng nhiều thuốc an thần, chất gây nghiện hoặc nguyên nhân đến từ rối loạn nội tiết như nhược giáp, to đầu chi...
Ngưng thở khi ngủ tưởng chừng đơn giản nhưng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khiến cho nồng độ oxy trong máu thấp (thiếu oxy) liên quan mật thiết đến bệnh tim và đột quỵ.
Trước đây, nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh NAFLD ở người lớn. Để xác định điều này có đúng với thanh thiếu niên không, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 36 thiếu niên béo phì bị NAFLD, tất cả khoảng 13 tuổi. Những thiếu niên này đều được kiểm tra gan và xét nghiệm nước tiểu.
Trong số 36 thiếu niên này, có 25 em bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc trải qua thời kỳ máu bị thiếu oxy trong khi ngủ. Qua đó, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Thanh thiếu niên bị ngưng thở khi ngủ hay máu thiếu oxy đều bị xơ gan, mô sẹo trong gan nặng hơn những người khác, đồng thời những đối tượng này có dấu hiệu bị stress oxy hóa cao.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bậc phụ huynh, nếu không điều trị kịp thời, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm cho bệnh gan nhiễm mỡ của con bạn nặng hơn.
Theo đó, nếu thấy trẻ có những biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung và buồn ngủ cả ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bác sỹ sẽ kiểm tra về bệnh sử sức khỏe và bệnh sử gia đình, kiểm tra kỹ về họng và lỗ mũi, làm xét nghiệm máu về các chỉ số nhịp tim, sóng của não, nồng độ oxy trong máu trong lúc ngủ… nhằm xác định bệnh cũng như độ nặng của bệnh để có kế hoạch điều trị cụ thể.
Cách phòng hội chứng ngưng thở khi ngủ tốt nhất là giảm cân, tránh uống rượu bia, tránh thuốc an thần, tránh chất gây nghiện, thiết lập chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon...
Biết Tuốt H+ (Theo Fox News)
Bình luận của bạn