Tổng quan về bệnh tim thiếu máu cục bộ: Triệu chứng, điều trị thế nào?

Tim thiếu máu cục bộ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới

Thói quen uống đủ nước có thể giúp phòng ngừa suy tim?

Suy tim mất bù cấp: Triệu chứng cảnh báo suy tim trở nặng

Nguyên nhân khiến trái tim suy yếu và cách phòng ngừa suy tim

Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu, làm thế nào kéo dài tuổi thọ?

Để sống khỏe với bệnh, dưới đây là những thông tin bạn cần nắm rõ!

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?

Bệnh tim thiếu máu cục bộ (hay thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành) là tình trạng suy giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu.

Các triệu chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ

Các triệu chứng cảnh báo bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy theo từng cá nhân. Đặc biệt, ở các đối tượng bệnh nhân nữ, người cao tuổi hay mắc kèm đái tháo đường, những biểu hiện của bệnh thường dễ nhận biết hơn.

Trong đó, phổ biến nhất là cơn đau thắt ngực. Người bệnh có thể gặp phải cơn đau thắt ngực ổn định hay không ổn định với các đặc điểm như sau:

- Cơn đau thắt ngực ổn định: Xảy ra khi bạn hoạt động gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi hoặc khi sử dụng các thuốc giãn mạch.

- Cơn đau thắt ngực không ổn định: Xảy ra đột ngột ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi nghỉ ngơi hay đang ngủ. Mức độ đau nghiêm trọng hơn rất nhiều so với đau thắt ngực ổn định và không thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc.

Ngoài triệu chứng đau thắt ngực, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi, ho, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu, phù chân, khó tiêu, đầy bụng (triệu chứng này phổ biến hơn với nữ giới).

Trong trường hợp tim thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

- Cơn đau thắt ngực kéo dài trên 5 phút.

- Cơn đau xuất phát từ vùng ngực phía sau xương ức, sau đó lan ra lưng, vai và hàm.

- Choáng váng, hoa mắt bất chợt, kèm với hiện tượng thay đổi nhận thức, đổ mồ hôi lạnh.

- Khó thở, thở gấp.

Nếu thấy mình có các triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng đi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi khi động mạch vành bị tắc hẹp đột ngột do 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

- Mảng xơ vữa tích tụ trên thành động mạch. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

Trong đó, có 2 loại là mảng xơ vữa mềm và xơ vữa cứng. Mảng xơ vữa cứng phát triển âm thầm và làm giảm lượng máu đến tim từ từ. Ngược lại, các mảng xơ vữa mềm rất dễ bị nứt vỡ bất cứ lúc nào, hình thành cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu (nhồi máu cơ tim).

- Co thắt động mạch vành làm suy giảm lưu lượng máu, ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể xảy ra do sự hình thành mảng xơ vữa động mạch

Ai có nguy cơ cao bị bệnh tim thiếu máu cục bộ?

Bạn sẽ dễ mắc thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính nếu có các yếu tố nguy cơ sau đây:

- Bị bệnh đái tháo đường.

- Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch.

- Mỡ máu cao.

- Tăng huyết áp.

- Béo phì.

- Lười vận động.

- Thói quen hút thuốc lá.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim cục bộ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kiểm soát tốt như:

- Nhồi máu cơ tim (đau tim): Mảng xơ vữa động mạch vành bị nứt vỡ tạo thành cục máu đông, gây tắc nghẽn hoàn toàn một hay nhiều đoạn mạch vành. Lúc này, người bệnh cần được xử trí kịp thời nhằm tránh hoại tử cơ tim và nguy cơ tử vong.

- Rối loạn nhịp tim: Cơ tim bị thiếu máu lâu ngày gây ra các rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất... thậm chí có thể là rung thất gây đột tử.

- Suy tim sung huyết: Cơ tim không được nuôi dưỡng lâu dài có thể khiến tim trở nên suy yếu và cuối cùng dẫn tới suy tim.

Làm sao giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính?

Bạn có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ bằng cách thực hiện một số thay đổi sau:

- Chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, ít natri.

- Tập thể dục đều đặn.

- Bỏ thuốc lá.

- Giảm và duy trì cân nặng ổn định.

- Kiểm soát huyết áp và mỡ máu.

Các phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sỹ có thể tư vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp như dùng thuốc điều trị, can thiệp đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành nếu cần thiết:

Dùng thuốc điều trị

Bác sỹ thường sẽ chỉ định phối hợp nhiều loại thuốc sau, nhằm kiểm soát cơn đau thắt ngực và phòng tránh cơn nhồi máu cơ tim.

- Thuốc chống đau thắt ngực như glyceryl trinitrat, isosorbide dinitrate, isosorbid mononitrat, trimetazidine, ranolazine (Ranexa).

- Thuốc hạ mỡ máu: Nhóm statin (Lovastatin, Atorvastatin Rosuvastatin, Pravastatin, Fluvastatin), nhóm resin gắn acid mật (Cholestyramine), nhóm fibrat (Fenofibrat, Clofibrate, Gemfibrozil), Niacin (vitamin PP).

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) giúp làm giãn mạch, hạ huyết áp: Benazepril, captopril,  enalapril, fosinopril, lisinopril, moexipril, perindopril, quinapril.

- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) giúp hạ huyết áp: Losartan, telmisartan, irbesartan, valsartan, olmesartan, candesartan, azilsartan...

- Thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông: Aspirin, clopidogrel...

- Thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim: Acebutolol, atenolol, metoprolol, bisoprolol, propranolol...

- Thuốc chẹn kênh calci làm giảm khối lượng công việc trên cơ tim: Nifedipine, amlodipine, nicardipine, lacidipine, verapamil, diltiazem...

Can thiệp, phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, dùng thuốc cũng không hiệu quả, người bệnh có thể cần phải thực hiện các phẫu thuật như:

- Nong mạch và đặt stent (phẫu thuật loại bỏ mảng bám và khôi phục lưu thông máu trong các động mạch bị tắc).

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (giúp khôi phục lưu lượng máu đến tim bằng cách hướng dòng máu đi qua các động mạch được cấy ghép).

Dùng thảo dược giúp tăng cường chức năng tim

Để kiểm soát tốt bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ, ngăn nhồi máu cơ tim và tránh phải can thiệp, phẫu thuật, bạn nên phối hợp nhiều giải pháp điều trị, hỗ trợ điều trị với nhau. Theo đó, việc kết hợp dùng thêm sản phẩm hỗ trợ tim mạch giúp giảm triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm xơ vữa mạch vành, tăng cường chức năng tim… được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, bạn nên tham khảo những sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản và được đăng tải trên các tạp chí uy tín.

Vi Bùi H+ (Theo Healthgrades)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch