Làm gì để kiểm soát hen suyễn khi giao mùa?

Người mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn cần cẩn thận hơn mỗi khi giao mùa

Những dấu hiệu cảnh báo hen suyễn ở mọi lứa tuổi

Người bệnh hen suyễn nên ăn uống thế nào những khi trời lạnh?

Kiểm soát hen suyễn bằng 5 tư thế yoga đơn giản

Mẹo tự nhiên xử trí thở khò khè cho bé yêu

Hen suyễn là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng quá mẫn cảm với các chất gây dị ứng, hoặc các yếu tố khác có thể khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Nhiều người bệnh nhận thấy các cơn hen suyễn có xu hướng bùng phát mạnh hơn trong các mùa thu hoạch, mùa phấn hoa hay bất cứ khi nào thay đổi thời tiết. Do các chất gây dị ứng trong môi trường thay đổi theo mùa, người bệnh hen suyễn cũng có thể thấy các triệu chứng bệnh (như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè…) trở nên trầm trọng hơn mỗi khi chuyển mùa, giao mùa.

Trong bài viết sau, BS. Ashish Kumar Prakash, chuyên gia tư vấn y khoa từ Bệnh viện Medanta (Ấn Độ) sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn việc thay đổi thời tiết ảnh hưởng tới bệnh hen như thế nào, cũng như các mẹo bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân, kiểm soát bệnh tốt hơn trong thời điểm giao mùa.

Các yếu tố có thể kích hoạt cơn hen suyễn khi chuyển mùa

Trong giai đoạn chuyển mùa, các chất gây dị ứng, các yếu tố có thể kích hoạt các cơn hen suyễn thường gặp nhất bao gồm:

Phấn hoa

Các loại cây thụ phấn trong giai đoạn giao mùa có thể đặt ra nhiều thách thức cho người bệnh hen suyễn. Theo đó, tiếp xúc với phấn hoa trong không khí có thể khiến các triệu chứng bệnh của họ thêm nghiêm trọng.

Người bị hen suyễn cần cản thận với chất gây dị ứng như phấn hoa

Người bị hen suyễn cần cản thận với chất gây dị ứng như phấn hoa

Bụi

Sự hiện diện của bụi và các chất ô nhiễm trong môi trường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Khói

Tiếp xúc nhiều với khói (bao gồm cả khói công nghiệp, khói thuốc lá… ) có thể khiến triệu chứng ho ở người bệnh hen suyễn trở nặng.

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cao có thể kích hoạt các dây thần kinh trong phổi, khiến đường thở thu hẹp lại. Độ ẩm cao cũng khiến các chất ô nhiễm và các chất gây dị ứng (như phấn hoa, bụi, nấm mốc, mạt bụi và khói) bị giữ lại lâu hơn trong không khí.

Mạt bụi nhà

Đây là một loài bọ cực nhỏ thuộc họ nhện, có thể được tìm thấy trong nệm, ga trải giường… Mạt bụi nhà thường sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ hơn khi thời tiết ẩm ướt. Điều này có thể khiến người bệnh hen suyễn hay gặp phải các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mắt, hắt hơi.

Làm sao để hạn chế bệnh hen suyễn bùng phát khi chuyển mùa?

 

- Tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, đặc biệt nếu bạn phải dùng thuốc hít thường xuyên. Đừng tự ý ngừng dùng thuốc ngay khi thấy các triệu chứng của mình đã bắt đầu thuyên giảm.

- Chủ động tránh các yếu tố có thể kích hoạt cơn hen suyễn như phấn hoa, bụi, khói, các chất gây ô nhiễm… Bạn có thể làm điều này bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài trời, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.

- Không nên để điều hòa chênh lệch nhiệt độ quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Thay đổi nhiệt độ nhanh chóng có thể khiến các triệu chứng hen suyễn thêm nghiêm trọng.

- Thường xuyên giặt ga trải giường, vỏ gối, rèm cửa với nước nóng (nếu có thể) để loại bỏ mạt bụi nhà.

- Nếu có thể, hãy ở trong nhà khi thời tiết quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm không khí quá cao.

- Dùng máy lọc không khí trong phòng.

Người bệnh hen suyễn cần lưu ý rằng giai đoạn chuyển mùa có thể dẫn tới các đợt bùng phát hen nghiêm trọng. Trong trường hợp dị ứng gây khởi phát hen, bạn cần đi khám để được xét nghiệm, xác định các chất gây dị ứng.

Nếu không xác định được các chất gây dị ứng cụ thể, bác sỹ có thể khuyên bạn nên tự bảo vệ mình trong thời gian chuyển mùa, bắt đầu dùng thuốc cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Trước giai đoạn chuyển mùa, các bác sỹ cũng thường kê đơn thuốc kháng histamine, corticosteroid dạng hít, xịt mũi cho bệnh nhân để tránh cơn hen kịch phát.

Vi Bùi (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp