Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa loãng xương

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương

Uống rượu bia và hút thuốc lá gây loãng xương sớm?

Vì sao chán ăn có thể khiến bạn bị loãng xương?

Những thông tin cần biết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bổ sung đủ vitamin D và calci

Vitamin D và calci là 2 dưỡng chất cần thiết giúp xương chắc khỏe. Gần 100% lượng cacli trong cơ thể được tìm thấy trong xương và răng. Calci giúp xương chắc khỏe hơn, do đó bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu cacli như sữa, các loại rau lá xanh... trong chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin D giúp cải thiện khả năng hấp thu calci của cơ thể và cải thiện sức khỏe của xương. Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua tắm nắng hoặc kết hợp với bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D.

Nếu lo lắng chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng đủ lượng calci và vitamin D mà cơ thể cần thì hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng các sản phẩm bổ sung phù hợp với bạn.

Các thực phẩm giàu cacli

Tập thể dục hàng ngày 

Hoạt động thể chất hàng ngày rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn và nó cũng giúp xương chắc khỏe. Bạn có thể chọn các bài tập như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ... để tăng cường sức khỏe xương.

Kiểm soát cân nặng

Ăn uống đúng cách và tập thể dục điều độ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thiếu cân, thừa cân đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương. Những người thiếu cân và những người có vóc dáng nhỏ tự nhiên có nhiều khả năng bị loãng xương khi họ già hơn những người có cân nặng khỏe mạnh. 

Duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp phòng ngừa loãng xương

Tránh hút thuốc lá và uống rượu

Hút thuốc lá và lối sống ít vận động đều có liên quan đến mật độ xương thấp. Các nhà khoa học chưa hiểu rõ rượu ảnh hưởng đến sức khỏe của xương như thế nào nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu thường có mật độ xương thấp hơn. 

Hỏi bác sỹ về các xét nghiệm mật độ xương

Bạn không thể phòng ngừa hoàn toàn loãng xương bởi nhiều yếu tố gây mật độ xương thấp như giới tính, dân tộc, các yếu tố nội tiết... không thể kiểm soát được. Do vậy, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên để phòng loãng xương bạn cũng nên đến gặp bác sỹ để được kiểm tra mật độ xương.

Trong nhiều trường hợp, loãng xương không được chẩn đoán cho đến khi bệnh nhân bị gãy xương. Bạn không thể cảm thấy mật độ xương của mình thấp, xương giòn hay xốp... nhưng bạn có thể thực hiện xét nghiệm mật độ xương để biết mình có bị loãng xương hay không. Bác sỹ sẽ so sánh mật độ xương của bạn với mật độ xương của người khỏe mạnh ở độ tuổi 30.  Chỉ số có giá trị càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương của bạn càng cao. Khi phát hiện mật độ xương thấp, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị để giúp cải thiện mật độ xương. 

Thanh Tú H+ (Theo Mana.md)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp