Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ. Trên thực tế, các quan chức y tế Mỹ nói rằng khoảng 40 triệu người mắc bệnh hoặc có khả năng mắc bệnh vì họ có khối lượng xương thấp (thiếu chất xương hay giảm độ đặc xương). Khối lượng xương thấp được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến loãng xương.
Hàng triệu người có nguy cơ bị loãng xương
Một số người nghĩ rằng chỉ có phụ nữ lớn tuổi mới cần lo lắng về bệnh loãng xương. Tuy nhiên đó không phải sự thật. Loãng xương là phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới nhưng đàn ông cũng có nguy cơ bị loãng xương. Khoảng 20% người Mỹ bị loãng xương là nam giới.
Tuổi không phải là yếu tố rủi ro duy nhất
Ngoài tuổi tác thì các yếu tố khác như chủng tộc, lịch sử gia đình, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Những người da trắng và châu Á có nguy cơ loãng xương cao nhất. Bạn cũng có thể bị loãng xương nếu hút thuốc, uống rượu và chế độ ăn uống thiếu calci và vitamin D.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ loãng xương
Loãng xương có thể khó phát hiện
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng. Nó có thể phát triển và bạn không nhận thấy bất cứ điều gì. Bạn có thể không biết rằng mình bị loãng xương cho đến khi xương gãy. Tuy nhiên, bác sỹ có thể yêu cầu xét nghiệm mật độ xương để phát hiện bệnh loãng xương trước khi bạn bị gãy xương.
Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi
Bạn không thể thay thế khối xương bị mất do loãng xương. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ xương còn lại. Bác sỹ có thể giúp bạn thiết lập một kế hoạch để ngăn ngừa các vấn đề xảy trong tương lai do loãng xương như gãy xương. Bạn cần đảm bảo bổ sung đủ calci, vitamin D và có chế độ tập luyện hợp lý.
Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ khi điều trị loãng xương
Thuốc có thể là một lựa chọn
Mục tiêu chính trong điều trị loãng xương là giữ cho xương không bị gãy. Một số loại thuốc có thể giúp làm điều đó. Chúng giúp giữ cho xương của bạn không bị yếu đi.
Thanh Tú H+ (Theo Healthgrades)
Bình luận của bạn