- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trà hoa cúc La Mã là một loại trà thảo dược nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe
Điểm danh 4 loại trà và những lợi ích sức khỏe không ngờ
Uống trà hoa cúc giúp giảm táo bón ở trẻ
Bí quyết giảm cân: Uống trà hoa cúc
Tại sao bạn nên uống trà hoa cúc ngay từ bây giờ?
Phụ nữ mang thai thường được khuyên là nên thận trọng khi uống trà thảo dược bởi một số hoạt chất trong thảo dược có hại cho thai nhi. Tuy vậy, trà hoa cúc La Mã lại là loại trà được đánh giá là an toàn với phụ nữ mang thai nếu uống với một lượng vừa phải (1 - 2 cốc nhỏ mỗi ngày).
Lợi ích của việc uống trà hoa cúc La Mã khi mang thai
Hoa cúc La Mã có một số lợi ích sức khỏe như giảm đau cơ, chữa mất ngủ, làm dịu đau bụng kinh và giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Phụ nữ mang thai uống một lượng vừa phải trà hoa cúc La Mã giúp:
1. Chữa mất ngủ
Uống một cốc trà hoa cúc La Mã nhỏ trước khi ngủ làm dịu cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn. Hoa cúc La Mã có tác dụng làm dịu thần kinh và có tác dụng an thần nhẹ, do đó chữa được chứng mất ngủ.
Bà bầu uống trà hoa cúc La Mã giúp chữa mất ngủ, giảm ốm nghén
2. Cải thiện sức đề kháng và miễn dịch
Cúc La Mã chứa các chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tăng sức đề kháng với bệnh tật. Uống trà hoa cúc La Mã giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa vi trùng xâm nhập cơ thể.
3. Giảm đau cơ bắp
Trà hoa cúc La Mã giúp giảm đau cơ và chuột rút bằng cách tăng lượng acid amin glycine trong cơ thể. Glycine giúp làm giãn cơ và thần kinh, do đó làm dịu cơn đau cơ và chuột rút. Nó cũng giúp bạn bình tĩnh lại bằng cách thư giãn thần kinh.
4. Chữa loét miệng
Trà hoa cúc La Mã có thể chữa loét miệng khi được sử dụng làm nước súc miệng.
5. Ngăn ngừa ung thư và bệnh tim
Hoa cúc La Mã chứa polyphenol có thể ngăn ngừa bệnh tim. Hoa cúc La Mã cũng rất giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
6. Hỗ trợ tiêu hóa và giảm bớt ốm nghén
Hoa cúc La Mã có thể làm dịu dạ dày và giảm đầy hơi, táo bón. Nó cũng chứa các chất chống viêm trong đường tiêu hóa. Uống một cốc trà hoa cúc nhỏ cũng làm giảm buồn nôn do ốm nghén.
Bà bầu uống trà hoa cúc La Mã có hại gì?
Uống quá nhiều trà hoa cúc La Mã khi mang thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu, thậm chí nguy hiểm. Một số tác dụng phụ điển hình là:
- Sảy thai và sinh non: Uống quá nhiều trà hoa cúc có thể gây co tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non.
- Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của thai nhi: Phụ nữ mang thai uống nhiều trà hoa cúc La Mã cũng gây hại cho hệ thống tuần hoàn của em bé.
- Gây dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với hoa cúc, bạn nên tránh uống trà hoa cúc La Mã vì nó có thể gây dị ứng chẳng hạn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt.
- Gây buồn ngủ: Hoa cúc La Mã có tác dụng an thần nhẹ. Vì vậy, nếu bạn uống quá nhiều trà hoa cúc, nó sẽ khiến bạn cảm thấy rất buồn ngủ.
- Phản ứng với các loại thuốc khác: Hoa cúc La Mã có ảnh hưởng đến thuốc làm loãng máu, thuốc an thần, thuốc giảm đau và thuốc chống vi trùng.
- Có chứa hormone estrogen: Bạn nên tránh uống trà hoa cúc La Mã nếu có vấn đề về sức khỏe như ung thư vú hoặc tử cung.
- Có thể phản ứng với thuốc gây mê khi sinh mổ: Hoa cúc La Mã gây phản ứng với thuốc gây mê và gây bất lợi. Do đó, bà bầu nên tránh uống trà hoa cúc trước ngày sinh mổ.
- Gây buồn nôn: Mặc dù trà hoa cúc có thể làm dịu cơn ốm nghén nhưng uống quá nhiều lại gây nôn.
Cách pha trà hoa cúc La Mã:
Đun sôi nước, rót nước vào cốc. Sau đó, nhúng túi trà hoặc một ít hoa cúc khô vào cốc. Chờ vài phút, bỏ túi trà hoặc hoa cúc đi, lọc lấy nước trà. Cho thêm chút mật ong để tăng thêm hương vị rồi thưởng thức.
Làm thế nào để khử caffeine trong trà thảo dược?
Caffeine tiết ra nước trong nửa phút đầu tiên khi pha trà. Để loại bỏ caffeine, khi cho hoa cúc khô vào cốc nước sôi, đợi nửa phút rồi bỏ nước đó đi, giữ lại hoa cúc trong cốc. Sau đó, đổ nước sôi lên cốc hoa cúc một lần nữa, để yên trong 10 phút. Trong lần nước thứ 2 này, gần như không còn caffeine nữa.
Bình luận của bạn