- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Người cao tuổi hay quên là biểu hiện của suy giảm trí nhớ
Chế độ ăn nào “đánh bại” chứng mất trí nhớ
Bệnh Parkinson và "cơn ác mộng" mất trí nhớ
4 điều có thể bạn chưa biết về bệnh Alzheimer
Mất trí nhớ rồi nhớ lại có phải là bệnh Alzheimer?
Liên kết giữa não bộ và thông tin
Não bộ của con người không chỉ có cơ chế học tập mà còn có khả năng tự làm sạch những thông tin mà nó cho rằng không cần thiết nữa.
Các tế bào thần kinh sẽ đưa thông tin vào vùng quên lãng và sử dụng một liên kết để sử dụng khi cần thiết
Trong một nghiên cứu của Thụy Điển về khả năng kỳ lạ này của não bộ, các nhà khoa học của Đại học Lund đã xem xét làm cách nào để não bộ có thể nhận được các dữ liệu từ ngoài môi trường thông qua các giác quan của cơ thể. Khi con người, hay các động vật bậc cao khác nghe được một âm thanh, kết hợp với hình ảnh khác từ mắt, họ sẽ lưu lại các thông tin này trong não chỉ sau một cái chớp mắt.
Đồng thời, có một phần của não bộ (tiểu não) có trách nhiệm để những thông tin mới nhận được này vào sự quên lãng nhưng duy trì một mối liên hệ với dữ liệu này. “Cách này khiến não tiết kiệm được năng lượng và vẫn có thể lấy lại thông tin đó khi cần thiết”, TS. Germund Hesslow – Đồng tác giả nghiên cứu, Đại học Lund cho biết. Khi những liên kết này bị “đứt”, nghĩa là thông tin đã bị lãng quên hoàn toàn.
Sự khác biệt giữa quên và mất trí nhớ
Mặc dù có cùng “công dụng” là quên đi thông tin trong quá khứ nhưng mất trí nhớ khác với cơ chế làm sạch của não bộ. Bệnh lý về thoái hóa thần kinh như Alzheimer khiến cho nơi lưu trữ và sử dụng thông tin của não bị tổn thương, mất dần chức năng ghi nhớ và suy luận.
Chính quá trình quên đi và mất trí nhớ có nhiều điểm tương đồng nên không ít bệnh nhân đã cho rằng, các dấu hiệu mất trí nhớ của họ là điều bình thường trong cuộc đời, khiến bệnh nhân mất trí nhớ bị chẩn đoán muộn, ảnh hưởng đến việc điều trị, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêu Bắc H+ (Theo Medicalxpress)
Bình luận của bạn