- Chuyên đề:
- Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể khiến trẻ bị còi xương
Rối loạn tiêu hóa: Vấn đề thường gặp ở người cao tuổi
Thì là cải thiện hệ tiêu hóa
Trẻ đau bụng, biếng ăn, phân lỏng: Dấu hiệu của bệnh gì?
Những loại trái cây cực tốt cho hệ tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi ăn dặm. Rối loạn tiêu hóa gây ra do sự mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, dẫn đến co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hoá, dẫn đến tình trạng đau bụng và một số vấn đề khác như: Tiêu chảy, táo bón, nôn trớ và còi xương ở trẻ…
Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
- Hệ miễn dịch của trẻ yếu: Khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,… có thể xâm nhập và gây nên nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo: Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu tiên còn chưa hoàn thiện, vì vậy khi trẻ ăn uống không đảm bảo hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài ra, ăn một số món ăn kị nhau cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh khi hấp thụ vào cơ thể không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn diệt cả các vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột và dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Tự ý điều trị bệnh tiêu hóa: Khi trẻ có một số triệu chứng về bệnh tiêu hóa, nhiều bố mẹ thường tự mua thuốc về điều trị cho con, điều này có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trẻ bị mắc một số bệnh khác: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng có thể là hậu quả của nhiều vấn đề sức khỏe khác như: Viêm phế quản, ho, viêm phổi, tiêu chảy,…
Để phòng chống rối loạn tiêu hóa cho trẻ bố mẹ cần:
- Đối với trẻ sơ sinh: Hãy thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe của đường tiêu hóa. Theo một nghiên cứu trên toàn cầu với 5000 trẻ ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc cho thấy, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ các chứng rối loạn tiêu hóa giảm đi 7-8 lần so với nuôi bằng sữa công thức.
- Đối với trẻ còn đang uống sữa ngoài: Bố mẹ cần vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ dụng cụ pha/đựng sữa của trẻ, pha sữa đúng liều lượng theo hướng dẫn, độ ấm vừa phải (4 phần nóng + 6 phần lạnh) và cho bé bú hết ngay, tránh để trẻ bú sữa đã để sau một tiếng.
- Đối với trẻ đã ăn dặm: Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn của bé, bố mẹ không nên mua đồ ở những cơ sở không rõ nguồn gốc, nghi ngờ về chất lượng, rau củ quả trước khi chế biến cần rửa sạch, gọt vỏ và ngâm nước muối. Không cho trẻ ăn đồ đã có biểu hiện ôi thiu, các đồ chế biến sẵn, thực phẩm trái mùa, thực phẩm có màu sắc lạ.
- Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi bồng bế trẻ, thường xuyên tiệt trùng đồ chơi, đồ dùng, quần áo,… của trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh về tiêu hóa, hô hấp,… Bố mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng thêm các loại Thực phẩm chức năng giúp bổ sung các vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó có tác dụng phòng loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày.
Quang Tuấn H+
Công dụng: Giúp phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa; Kích thích ăn ngon; Tăng cường khả năng hấp thu; Tăng cường sức đề kháng; Hỗ trợ phát triển trí não.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: Số 1114/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn