Cholesterol cao trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Đoán sức khỏe qua nếp nhăn trên người
Hiểu đúng dùng đúng collagen
Nguyên nhân khiến mặt nhăn như quả táo Tàu dù đã chăm sóc rất kỹ
Da khô, nếp nhăn nên dùng gì?
Bước 1: Tăng vận động thể chất
Tập thể dục giúp tăng cholesterol "tốt" HDL và làm giảm cholesterol "xấu" LDL. Hãy dành ra ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… để làm giảm cholesterol một cách tự nhiên.
Bước 2: Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Chỉ số khối cơ thể (BMI) chỉ cần giảm từ 5 – 10% cũng làm giảm một lượng đáng kể cholesterol “xấu” LDL. Để có được trọng lượng khỏe mạnh, cần duy trì chế độ ăn uống kết hợp với tập thể dục. Trong chế độ ăn uống, tăng cường tiêu thụ các loại trái cây, rau và protein thịt nạc. Tránh những thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy…
Bước 3: Ăn các loại hạt
Một nghiên cứu từ Đại học Tây Bắc (Nam Phi) dựa trên 23 nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới phát hiện, ăn 1,5 đến 3,5 khẩu phần ăn các loại hạt ít nhất 5 lần một tuần giúp làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần và cholesterol "xấu" LDL. Bạn có thể ăn hạnh nhân, quả óc chó hoặc các loại hạt khác giàu acid béo không bão hòa.
Bước 4: Ăn cá 2 lần một tuần
Cá hồi, cá ngừ, sò, hến, trai và mực cung cấp nhiều acid béo omega-3 đã được chứng minh có tác dụng làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ.
Bước 5: Ăn táo khô
Táo khô là một lựa chọn đặc biệt tốt giúp hạ cholesterol. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Giảm cân khoa học phát hiện, những người tham gia nghiên cứu ăn một chén táo khô mỗi ngày đã giảm 13% lượng cholesterol "xấu" LDL trong 6 tháng.
Táo khô là một sự lựa chọn đặc biệt tốt giúp hạ cholesterol
Bước 6: Hãy thư giãn với một ly rượu vang đỏ
Rượu vang đỏ chứa chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Đây là loại chất giúp bảo vệ niêm mạc của các mạch máu. Tuy nhiên, chỉ nên uống một chút rượu và phải kèm theo một chế độ ăn uống lành mạnh cộng với các hoạt động thể chất thường xuyên.
Bước 7: Cắt giảm dầu mỡ
Mọi nỗ lực của các bước trên sẽ hoàn toàn đổ bể nếu bạn lại ăn quá nhiều dầu mỡ. Nên hạn chế các món chiên rán và xào và thay vào đó là các món luộc, hấp. Bạn có thể thêm hương vị cho món ăn bằng cách sử dụng nước canh có chất béo, các loại thảo mộc, gia vị hoặc nước cốt chanh.
Bước 8: Áp dụng thực đơn theo bác sỹ và uống thuốc đúng liều
Nếu mức độ cholesterol trong máu của bạn đã cao đến mức độ phải sử dụng thuốc hỗ trợ, bạn cần xem xét thay đổi lối sống tích cực hơn và nên tuân thủ nghiêm ngặt thực đơn cũng như sử dụng các loại thuốc mà bác sỹ yêu cầu.
Bước 9: Bỏ hút thuốc
Một nghiên cứu đến từ Viện Tim mạch và Phổi Quốc gia (Mỹ) phát hiện, hút thuốc làm giảm cholesterol "tốt" HDL. Nếu không có đủ lượng cholesterol “tốt” HDL để ngăn chặn cholesterol “xấu” LDL, bạn có nguy cơ bị tắc động mạch và mắc bệnh tim.
Bước 10: Sử dụng thảo dược
Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa hay Hoài sơn đều là những loại thảo dược từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp giảm cholesterol toàn phần cũng như cholesterol “xấu” LDL. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng liều lượng và kết hợp tỷ lệ giữa các thảo dược phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng có thành phần từ các loại thảo dược kể trên.
Bình luận của bạn