Chế độ ăn chay chứa ít cholesterol, ít acid béo bão hòa giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật
Thực đơn ăn chay trường giữ vóc dáng của ca sỹ Võ Hạ Trâm
Á hậu Trương Thị May tiết lộ thực đơn ăn chay trường
Ăn chay toàn trái cây - Có tốt như vẫn tưởng?
Ăn chay đúng khỏe hơn nhiều ăn thịt
Chữ “chay” nguyên âm là Trai, dịch từ tiếng Phạn (âm là Upavasatha), có nghĩa là Thanh tịnh và một nghĩa nữa là Thời thực. Theo quan niệm phổ thông của phật tử Đại thừa Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân vị: Hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ.
“Người Phật tử ăn chay đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập dần, để tiến bước. Không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Hãy chọn lựa thay đổi thường xuyên các món ăn thích hợp và vệ sinh”.
Ăn chay có lợi ích gì?
Thân thể nhẹ nhàng, ít bệnh tật hơn
Mỗi lần ăn chay thường cảm thấy thân thể nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, ăn nhiều thịt thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi lẽ, khi ăn thịt, thận phải làm việc nhiều để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Khi cơ thể già đi, thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, từ đó dễ sinh bệnh.
Rau củ và hoa quả còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, tốt cho tiêu hóa. Chế độ ăn chay chứa ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid béo chưa bão hòa, nhiều viatmin E, C... có thể phòng ngừa nhiều bệnh như: Béo phì, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh đường tiêu hóa, ung thư...
Ăn chay thể hiện lòng từ bi
Một trong những lời dạy quan trọng cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng đối xử với muôn loài. Trong đạo Phật, lòng từ bi ở đây là do mình thương yêu các loài vật, mình yêu mạng sống của mình, thì cũng nên tôn trọng mạng sống của kẻ khác. Từ loài côn trùng nhỏ nhất, ta cũng phải thương chúng vì chúng cũng có mạng sống. Giết chúng để ăn cũng giống như giết một sinh mạng vậy.
Ăn chay giúp thân thể nhẹ nhàng, ít bệnh tật hơn
Ăn chay cho nhẹ nghiệp
Ăn chay giúp ta được nhẹ nghiệp vì tránh được sát sinh. Không nợ mạng thì không phải đền mạng sau này. Nhờ vậy mà thân tâm được thanh tịnh, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. Khi ăn chay là đã gieo cái “nhân” tốt thì tất nhiên quả sẽ tốt.
Người nào ăn chay đều cảm thấy tâm hồn trở nên an lạc, dễ dàng gần gũi và thông cảm với muôn loài hơn.
Tuy nhiên, mỗi người đều có quyền lựa chọn ăn chay hay ăn mặn. Chọn ăn chay hay ăn thịt cá không phải là vấn đề nghiêm trọng, mà quan trọng là chọn lối sống có ý nghĩa.
Nên ăn chay vào những ngày nào?
Theo đạo Phật có hai phương thức ăn chay là chay trường và chay kỳ. Đối với ăn chay trường, là suốt đời chỉ ăn chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ là theo những ngày trong tháng, trong năm.
Ăn chay mỗi tháng 2 ngày: Mùng 1 và 15.
Ăn chay mỗi tháng 4 ngày: Mùng 1, 14, 15 và 30.
Ăn chay mỗi tháng 6 ngày: Mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30.
Ăn chay mỗi tháng 10 ngày: Mùng 1, 8, 14, 15, 23, 24, 28, 29, 30.
Ăn chay một năm ba tháng: Tháng giêng, tháng bảy, tháng mười.
Nếu đã phát nguyện ăn chay, thì nên giữ cho trọn. Vào ngày ăn chay, dù có bị người khác khuyên nhủ hay ép buộc cũng không nên ăn mặn, chỉ một miếng cũng không. Lòng có thành thì tâm mới tịnh.
Để không bị thiếu chất, người ăn chay nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, có thể uống bổ sung thêm vi chất để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho các hoạt động trong ngày.
Những người nổi tiếng ăn chay trường
Trên thế giới có Albert Einstein, Léonard Da Vinci, Steve Jobs, Newton, Thomas Edison…
Ở Việt Nam, có doanh nhân Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen), Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐQT Công ty sách Thái Hà), Á hậu Trương Thị May, ca sỹ Hồ Quỳnh Hương…
Bình luận của bạn