Ăn chay khoa học - Giảm cân, phòng bệnh

Ăn chay chứa ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, có thể phòng ngừa nhiều bệnh

Ăn chay giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Ăn chay không lo thiếu chất

Những lưu ý “sống còn” người ăn chay cần biết

Ăn chay càng hay... ngủ "mặn"

Người ta ăn chay vì nhiều lý do khác nhau, có người ăn chay vì sở thích, vì đạo, hoặc ăn chay vì bảo vệ động vật, môi trường… nên ăn chay cũng chia ra nhiều trường phái khác nhau: Ăn chay toàn phần (bỏ hẳn tất cả những thứ có nguồn gốc động vật ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày), ăn chay bán phần (không ăn thịt cá, hải sản, nhưng sữa trứng thì vẫn ăn).

ăn chay với mục tiêu và cách thức nào, thì việc ăn chay cũng là điều đáng khích lệ. Không những thế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều lợi ích sức khỏe.

Những người nổi tiếng ăn chay trên thế giới: Leonard Da Vinci, Albert Eistein, Steve Jobs, Brad Pitt, Natalie Portman...

nghiên cứu của tiến sỹ Roy Walford ở Đại học California, tiến sỹ Edward Masoro ở Đại học Texas cho thấy, động vật tiêu thụ ít năng lượng hơn, có thể kéo dài đời sống thêm 50%. Chế độ ăn ít năng lượng làm chậm đáng kể hầu hết các dạng ung thư và ngăn chặn nhiều dấu hiệu lão hóa ở động vật. Chuột được nuôi dưỡng theo chế độ ăn chay thường không bị phát triển các khối u, ít bị đái tháo đường, đục thủy tinh thể và có thể chạy trong các mê cung giỏi hơn các con chuột được nuôi dưỡng đầy đủ.

Các nghiên cứu khoa học chứng minh ăn chay có nhiều ích lợi với sức khỏe

Những lợi ích của việc ăn chay

Chế độ ăn chay chứa ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid béo chưa bão hòa, nhiều viatmin E, C... có thể phòng ngừa nhiều bệnh như:

Béo phì: Người ăn chay thường nhẹ cân và ít nguy cơ béo phì hơn người ăn mặn. Nhiều người còn thực hiện giảm cân bằng thực đơn ăn chay, khá an toàn và hiệu quả.

Tăng huyết áp: Do chế độ ăn ít natri, nhiều kali, không gây tăng cân, béo phì. Các nghiên cứu cho thấy, ăn càng nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao.

Bệnh mạch vành: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tỷ lệ người ăn chay mắc bệnh động mạch vành thấp hơn so với người ăn mặn. Nguyên nhân được cho là do thức ăn chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, ít cholesterol.

Ung thư: Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Bệnh đường tiêu hóa: Chế độ ăn chay bao gồm những chất xơ tự nhiên, tinh bột, vitamin, khoáng chất… có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dễ dàng chuyển hóa lượng.

Tuy vậy, nếu ăn chay không khoa học, có thể không cung cấp đủ chất cho cơ thể, dẫn đến suy nhược, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ăn chay khoa học thế nào?

Ăn đa dạng các loại thực phẩm cả về hương vị, màu sắc… ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin B12 vì trong chế độ ăn chay không thịt thường bị thiếu loại chất này. Có thể bổ sung từ đậu tương, rau có màu xanh sẫm, các loại hạt hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Ai không nên ăn chay?

Phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, người mẹ cần được bổ sung đa dạng và đầy đủ vi chất, dưỡng chất, đặc biệt là protein, calci và sắt để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho thai nhi.

Trẻ em: Trẻ nhỏ cần chế độ dinh dưỡng phong phú, dồi dào để có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ. Ăn chay thiếu chất đạm, protein lại không đáp ứng được yêu cầu này.

Người đang ốm, suy giảm thể lực, người thiếu máu: Trong thịt chứa nhiều sắt. Nếu áp dụng chế độ ăn chay không thịt thì lượng sắt sẽ thiếu hụt, dẫn đến thiếu máu gây nguy hiểm cho sức khỏe.
An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp