Bảo vệ mắt khỏi nguy cơ gây hại của ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh năng lượng cao gây ra nhiều tác hại cho con người, đặc biệt là đôi mắt

Chạy trời không khỏi… ánh sáng xanh

4 điều có thể bạn chưa biết về ánh sáng xanh

Tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh sẽ làm tăng tốc độ lão hóa sớm

Tác hại không nhỏ của ánh sáng xanh đối với cơ thể

Hàng loạt vấn đề về mắt liên quan tới ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh chiếm tới 1/3 dải quang phổ mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Nguồn ánh sáng xanh lớn nhất quanh ta chính là ánh nắng mặt trời, giúp cải thiện sự tỉnh táo và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Tuy nhiên, tiếp xúc với nguồn ánh sáng xanh nhân tạo (từ đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử, màn hình LED) trong thời gian dài lại có thể gây hại cho đôi mắt.

Theo Hiệp hội Nhãn khoa Canada, dù có cường độ thấp hơn ánh mặt trời, ánh sáng xanh từ điện thoại di động, máy tính bảng tiếp xúc với mắt trong thời gian dài và ở cự ly gần hơn nhiều. Hai yếu tố này gây ra tình trạng mỏi mắt và hội chứng thị giác màn hình (đau nhức, khô mắt, rối loạn điều tiết).

Ánh sáng xanh phát ra từ máy tính góp phần gây nên hiện tượng mỏi và khô mắt

Ánh sáng xanh phát ra từ máy tính góp phần gây nên hiện tượng mỏi và khô mắt

Là bức xạ có năng lượng cao, ánh sáng xanh có thể gây ra tổn thương trên lớp biểu mô sắc tố và làm mất dần các tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc (tế bào nón, tế bào que). Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng.

Đặc biệt, mắt trẻ nhỏ rất dễ tổn thương trước tác động của tia UV và ánh sáng xanh. Cấu trúc mắt ở trẻ chưa thể lọc các chùm tia ánh sáng xanh năng lượng cao.

Việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại cũng khiến cho chúng ta quên chớp mắt, gây khô và mỏi mắt. Thói quen sử dụng thiết bị phát ánh sáng xanh vào ban đêm cũng dễ gây ra các vấn đề lâu dài về mắt như cận thị, loạn thị.

Bảo vệ mắt trong thời đại số

Sử dụng thiết bị công nghệ đúng cách

Trong cuộc sống hiện đại, bạn không thể tránh khỏi việc sử dụng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, dù là TV, máy tính hay điện thoại di động. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe đôi mắt nhờ hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục.

Giữ khoảng cách 50-60cm từ mắt tới màn hình máy tính, đồng thời sử dụng nguồn ánh sáng dễ chịu với mắt như ánh sáng vàng

Giữ khoảng cách 50-60cm từ mắt tới màn hình máy tính, đồng thời sử dụng nguồn ánh sáng dễ chịu với mắt như ánh sáng vàng

Một vài gợi ý của các chuyên gia gồm:

- Tuân thủ quy tắc 20-20-20 khi dùng cách thiết bị điện tử: Nghĩa là khi nhìn màn hình 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây, nhìn xa 20 feet (khoảng 6m).

- Đặt màn hình điện thoại, máy tính cách xa mắt, giảm độ sáng màn hình và bật chế độ lọc ánh sáng xanh (nếu có).

- Thay vì dùng bóng đèn dài, nên dùng nhiều bóng đèn có kích thước ngắn. Dùng đèn đúng quy chuẩn khi ngồi học, làm việc buổi tối.

- Hạn chế sử dụng các các thiết bị màn hình điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại…trong bóng tối.

Chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng với các loại rau lá xanh, trái cây đa màu sắc, cá béo giúp bạn bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như đôi mắt. Thực phẩm kể trên là nguồn vi chất cần thiết cho thị lực như vitamin A, vitamin C, acid béo omega-3.

Tạo thói quen lành mạnh trước giờ ngủ

Tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục có thể cản trở hormone "báo hiệu giấc ngủ" melatonin, khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm. Khi đó, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng xanh tới mắt và cơ thể, bạn nên tạo thói quen tránh dùng thiết bị màn hình quá sáng khoảng 2-3 tiếng trước giờ ngủ. Hạn chế "ôm" điện thoại, máy tính bảng lên giường ngủ.

 

Kính chống ánh sáng xanh có thực sự cần thiết?

Những nghiên cứu hiện nay mới chỉ ra tác động tiêu cực của ánh sáng xanh lên tế bào mắt trong phòng thí nghiệm. Tiếp xúc với ánh sáng xanh có năng lượng thấp trong thời gian ngắn không thực sự gây hại cho đôi mắt và thị lực của bạn.

Chia sẻ với USA Today, BS Craig See - chuyên gia nhãn khoa tại hệ thống Cleveland Clinic (Mỹ) cho hay, kính chống ánh sáng xanh thường có thêm một lớp phủ trên tròng kính giúp phản xạ lại ánh sáng xanh, ngăn chúng đi tới mắt. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đeo kính khi ngồi nhiều trước màn hình máy tính.

Tuy nhiên, mối lo ngại lớn hơn ánh sáng xanh là việc tập trung lâu vào màn hình khiến mắt khô, từ đó gây mỏi mắt. Tuân thủ quy tắc 20-20-20 ở trên, hoặc sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ giúp bảo vệ thị lực khi bạn tiếp xúc với các thiết bị điện tử thường xuyên.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt