Cần phải làm gì khi da bạn bị cháy nắng khi đi biển ?
6 lỗi thường gặp khi chăm sóc da mùa Hè
Mùa hè, cảnh giác với nguy cơ da bị ngộ độc nắng
4 thói quen làm đẹp sai cách khiến da xấu đi
Mách bạn 4 loại mặt nạ chăm sóc da hỗn hợp siêu hiệu quả cho mùa Hè
Lý do làn da dễ bị cháy nắng khi đi biển
Làn da rất dễ bị cháy nắng, đen sạm khi đi biển nến không được bảo vệ đúng cách. Bởi ánh nắng mặt trời với các tia cực tím UVA, UVB tác động vào da, tạo ra sắc tố đen khiến da bị cháy nắng, đen sạm. Hơn nữa, với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời, làn da nhạy cảm rất dễ bị tổn thương gây ra hiện tượng đỏ rát, bong tróc vô cùng khó chịu.
Mỗi khi đi tắm biển, bạn thường diện những bộ đồ bơi mát mẻ và hấp dẫn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc diện tích bề mặt da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lớn hơn rất nhiều so với việc bạn mặc đồ bình thường. Do đó, bạn sẽ dễ bị cháy nắng hơn.
Ngay cả khi bạn có dùng kem dưỡng da, kem chống nắng thì ảnh hưởng từ các tác nhân đó chỉ giảm chứ không tránh khỏi tình trạng da bị cháy nắng, dễ xuất hiện sạm da, không đều màu. Trên bề mặt da sẽ hình thành lớp sừng khiến da dày và thô hơn, thậm chí bị bong vẩy. Bên cạnh đó, nước biển và nắng cũng khiến da mất nước nghiêm trọng, khiến da dễ có cảm giác bị khô và rát hơn bình thường.
Cách phục hồi làn da bị cháy nắng
Để phục hồi làn da bị cháy nắng, đen sạm khi đi biển chúng ta cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp phục hồi, khắc phục từ ngoài vào trong theo các gợi ý sau đây:
Uống nhiều nước: Cháy nắng lấy đi độ ẩm trên da của bạn. Uống nhiều nước và chất điện giải có thể giúp bù nước cho da. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua… vừa giúp làm đẹp da, vừa làm thức uống giải nhiệt cho những ngày Hè nóng bức.
Chườm lạnh lên da: Khi phát hiện đâu đó trên cơ thể mình có vùng da bị ửng đỏ, đau rát do cháy nắng, bạn hãy làm mát vùng da đó trong nước lạnh càng sớm càng tốt bằng cách chườm lạnh lên da. Bạn có thể xả trực tiếp nước lên vùng da bị cháy nắng hoặc dùng khăn thấm nước mát rồi chườm lên. Lưu ý không được chà xát quá mạnh vùng da bị cháy nắng vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
Tắm bằng bột yến mạch: Tắm bằng bột yến mạch có thể giúp làm dịu da và giảm kích ứng. Bạn có thể tắm bằng bột yến mạch bằng cách trộn một vài thìa baking soda và khoảng một chén yến mạch vào một bồn nước mát.
Đắp lô hội (nha đam): Lô hội có chứa một chất gọi là aloin giúp giảm viêm. Chúng cũng có thể dưỡng ẩm cho làn da của bạn và ngăn ngừa bong tróc. Bạn chỉ cần cắt lọc lấy phần lõi trong của cây lô hội, nghiền nhuyễn thành gel rồi đắp trực tiếp lên những vùng vừa phơi nắng bị bỏng khoảng 10 phút.
Dưỡng ẩm và cấp nước cho da: Làn da cháy nắng sau khi đi biển đang rơi vào tình trạng “khát nước” và thiếu ẩm trầm trọng. Việc bạn cần làm lúc này là dưỡng ẩm và cấp nước ngay cho làn da. Không chỉ bằng việc uống nước, bạn nên dùng thêm các sản phẩm thoa ngoài để lấy lại độ ẩm cho làn da.
Bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, không chứa các thành phần gây kích ứng da như petroleum, benzocaine, lidocaine. Thay vào đó, hãy ưu tiên các loại kem dưỡng da có tác dụng dưỡng ẩm, cấp nước cho da có chứa thành phần olive, HA, collagen, coenzyme Q10...
Đảm bảo ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ làm cơ thể gián đoạn sản xuất một số cytokine giúp cơ thể kiểm soát chứng viêm. Sự gián đoạn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tự chữa lành của cơ thể bạn do bị cháy nắng.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Để làn da bị cháy nắng tiếp xúc với nhiều tia cực tím (UV) hơn có thể làm tổn thương da của bạn. Nếu bạn phải ra ngoài, hãy cố gắng che vết cháy nắng bằng quần áo và thoa kem chống nắng.
Hy vọng rằng với những cách “hồi sinh” làn da bị cháy nắng khi đi biển mà Sức khỏe+ vừa chia sẻ trên đây, sẽ giúp các chị em phụ nữ yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ hè và không lo sợ gì nếu như da bị cháy nắng.
Bình luận của bạn