Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không, có thể gây biến chứng gì?

Rối loạn thần kinh tim vẫn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Có những phương pháp nào để điều trị nhịp nhanh xoang?

Tự nhiên tim đập nhanh có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Tim đập nhanh và mạnh vào buổi tối khắc phục thế nào?

Đốt điện tim trị ngoại tâm thu có rủi ro gì, làm sao ngừa tái phát?

Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn thần kinh thực vật. Do không phải một bệnh tim thực thể, rối loạn thần kinh tim được coi là một tình trạng lành tính, có tiên lượng tốt, không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên, do rối loạn thần kinh tim có thể gây ra nhiều triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác, bệnh vẫn có thể ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của người bệnh. Nếu không được điều trị, về lâu dài, rối loạn thần kinh tim có thể dần ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu hay bất an. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, khiến người bệnh thường xuyên hoang mang, sợ hãi, dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm.

Rối loạn thần kinh tim có thể dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm về lâu dài

Rối loạn thần kinh tim ảnh hưởng thế nào tới đời sống của người bệnh?

Rối loạn thần kinh tim có thể gây ra một số triệu chứng, dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi: Đôi lúc, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Triệu chứng mệt mỏi do rối loạn thần kinh tim thường kéo dài khá lâu, ngay cả khi người bệnh vừa ngủ một giấc say.

- Đánh trống ngực: Người bệnh có thể cảm nhận được tim đập loạn trong lồng ngực, tim đập mạnh bất thường và dồn dập.

- Đau ngực: Người bệnh có thể bị đau nhói ngực từng cơn hoặc đau mạn tính, tùy theo mức độ nghiêm trọng của rối loạn thần kinh tim. Cơn đau ngực cấp tính thường xuất hiện bất chợt và kết thúc trong thời gian ngắn, khiến người bệnh thấy nghẹt thở. Đối với trường hợp đau ngực mạn tính, người bệnh thường có cảm giác đau tức ngực vào buổi sáng sớm, vị trí đau không rõ rệt.

- Chóng mặt: Rối loạn thần kinh tim có thể khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, đứng không vững, thậm chí choáng ngất.

- Khó thở: Người bệnh có thể thấy khó thở, phải thở nhanh, thở gấp và liên tục vì luôn có cảm giác như không thể lấy đủ không khí vào phổi.

- Một số triệu chứng khác có thể gặp là run rẩy, vã mồ hôi…

Biện pháp cải thiện rối loạn thần kinh tim

Để tránh rối loạn thần kinh tim tiến triển trầm trọng hơn, gây lo âu, trầm cảm, bạn có thể thử thực hiện một số biện pháp sau để kiểm soát bệnh:

- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Người bệnh cần hiểu rằng việc điều trị phải có thời gian, không nên lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh.

- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: Bên cạnh việc có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, người bị rối loạn thần kinh tim cũng nên chú ý tránh các chất kích thích (như cà phê, trà đặc, nước tăng lực, hút thuốc lá…) để ổn định hệ thần kinh tim.

- Dùng thuốc: Các bác sỹ có thể kê đơn thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta… nếu cần.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa khổ sâm: Hoạt chất matrin và oxymatrin trong khổ sâm có thể giúp ổn định nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy 2 hoạt chất này có tác động tương tự như nhóm chẹn beta giao cảm, giúp ức chế quá trình gây co mạch, ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim nên giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, lo lắng, bồn chồn cho người bị rối loạn thần kinh tim.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch