Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ bị viêm loét dạ dày.
Vì sao giới "công sở" thường bị viêm loét dạ dày?
Rau củ thích hợp cho người bị viêm loét đại tràng
Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát?
Dấu hiệu viêm loét dạ dày do khuẩn HP ở trẻ nhỏ
Hiện nay, bệnh viêm loét dạ dày ngày càng trẻ hóa về độ tuổi, xuất hiện nhiều ở trẻ em. Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, trong 1 tháng gần đây, liên tục tiếp nhận trẻ bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, sẹo môn vị dạ dày do loét.
Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhi 13 tuổi vào viện trong tình trạng đau bụng nhiều, nôn ra máu. Kết quả nội soi dạ dày tá tràng cho thấy bệnh nhi tổn thương thực quản, viêm niêm mạc dạ dày, sẹo loét cũ hành tá tràng gây co kéo môn vị.
Trước đó, TTYT huyện Cẩm Khê cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 10 tuổi vào viện trong tình trạng đau bụng, kết quả nội soi cho hình ảnh loét hành tá tràng, viêm niêm mạc dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em, song điển hình là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Đây là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa. Sau nhiều năm, vi khuẩn này có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa như ăn uống, vệ sinh kém... Vì vậy, khi trong gia đình có người thân như cha, mẹ bị nhiễm thì khả năng lây cho con cái rất cao.
Mặt khác, nguyên nhân viêm loét dạ dày còn do tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc giảm đau và kháng viêm; hay do stress, học hành căng thẳng, thức khuya và ăn uống, sinh hoạt không điều độ như ăn quá no, quá đói, ăn quá nhiều đồ chua, thức ăn cay, nóng cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày...
Bệnh viêm loét dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiến triển tốt. Thế nhưng, nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính việc điều trị sẽ khó khăn và lâu dài, gây tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày...
Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng vùng thượng vị, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đi cầu phân đen hoặc máu, sụt cân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh viêm loét dạ dày cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo:
- Nên hạn chế sự lây nhiễm, giữ gìn vệ sinh khi ăn uống ăn uống.
- Tăng cường miễn dịch cho trẻ, tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Tạo cho trẻ một không gian thoải mái, tránh gây áp lực tâm lý, căng thẳng về học tập và cuộc sống khiến trẻ bị stress.
- Không lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm gây tăng tiết acid dạ dày.
Bình luận của bạn