Tập luyện đúng giờ, đúng cách giúp tăng độ nhạy insulin
25 tấn vitamin, collagen không rõ nguồn gốc được phát hiện tại Bắc Ninh
Nâng cao năng lực thực hành chăm sóc của đội ngũ điều dưỡng
Cẩn trọng với thuốc nhỏ mắt quảng cáo "nổ" giảm độ cận, hết cận
Tử vi thứ Hai (28/4/2025): Song Tử nên chú ý giúp đỡ mọi người xung quanh
Mỗi người có một thói quen vận động khác nhau: có người thích bắt đầu ngày mới với một buổi chạy bộ tràn đầy năng lượng, trong khi người khác lại chọn yoga nhẹ nhàng để thư giãn sau một ngày dài. Dù lựa chọn hình thức nào, vận động thể chất đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Điều quan trọng là tìm được thói quen phù hợp với mục tiêu cá nhân và tạo niềm vui khi luyện tập.
Còn theo nghiên cứu, nếu bạn đặt mục tiêu cải thiện độ nhạy insulin – yếu tố liên quan mật thiết đến kiểm soát cân nặng, bạn nên ưu tiên hoạt động thể chất cường độ trung bình đến cao (MVPA – Moderate to Vigorous Physical Activity) vào buổi chiều hoặc tối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Nghiên cứu Dịch tễ học Béo phì Hà Lan (Netherlands Epidemiology of Obesity – NEO Study), với sự tham gia của 755 người trung niên trưởng thành. Các nhà khoa học đã ghi nhận 4 yếu tố: tổng thời gian ngồi một chỗ, tần suất đứng dậy vận động trong ngày, mức độ vận động thể chất và lượng mỡ tích tụ trong gan.
Dựa vào thời điểm vận động trong ngày, những người tham gia được chia thành 4 nhóm:
Nhóm vận động chủ yếu vào buổi sáng (6 giờ – 12 giờ)
Nhóm vận động chủ yếu vào buổi chiều (12 giờ – 18 giờ)
Nhóm vận động chủ yếu vào buổi tối (18 giờ – 24 giờ)
Nhóm vận động phân bố đều trong ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng mức độ vận động thể chất (đặc biệt vận động cường độ trung bình đến cao) và thời điểm vận động đều giúp cải thiện độ nhạy insulin. Tuy nhiên, việc vận động không làm thay đổi tỷ lệ mỡ trong gan.

Tập thể dục cường độ trung bình đến cao vào buổi chiều hoặc tối giúp cải thiện độ nhạy insulin
Đáng chú ý, những người vận động mạnh vào buổi chiều hoặc tối ghi nhận mức giảm đề kháng insulin lên tới 25% so với những người vận động rải rác cả ngày.
Trong khi đó, những hình thức vận động nhẹ, việc giảm thời gian ngồi yên hoặc thường xuyên đứng dậy vận động ngắt quãng không mang lại cải thiện rõ rệt về độ nhạy insulin hay lượng mỡ tích tụ trong gan.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, cường độ và thời điểm vận động là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải thiện độ nhạy insulin. Cụ thể, lựa chọn tập luyện ở cường độ trung bình đến cao vào buổi chiều hoặc tối sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
Đối với những người gặp khó khăn với tình trạng đề kháng insulin, bên cạnh việc xây dựng thói quen vận động hợp lý, có thể cân nhắc bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyển hóa để cải thiện độ nhạy insulin và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Bình luận của bạn