Tập thể dục giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú

Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

"Chưa đến chợ đã hết tiền": Chớ dại nghe bác sĩ mạng

Đừng để nỗi sợ thuốc trở thành rào cản sức khỏe

Đà Nẵng: Hơn 50% ca mắc sởi chưa được tiêm phòng, cần đẩy mạnh tiêm chủng

5 cách giúp giảm cholesterol có thể làm tại nhà

Dù y học đã đạt nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư vú, nguy cơ tái phát vẫn còn cao, đặc biệt với các thể ung thư ác tính. Theo nghiên cứu do nghiên cứu sinh Francesco Bettariga tại Đại học Edith Cowan (Australia) thực hiện, tỷ lệ tái phát ung thư vú có thể lên tới 20-30% và là nguyên nhân chính gia tăng tỷ lệ tử vong.

“Các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp nội tiết có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm mạn tính được cho là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư, từ đó làm tăng nguy cơ tái phát,” ông Bettariga nhận định.

Tập luyện đúng cách giúp giảm các chỉ số viêm

Tập luyện đúng cách giảm nguy cơ tái phát ung thư vú

Tập luyện đúng cách giảm nguy cơ tái phát ung thư vú

Nghiên cứu tập trung vào phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn chưa di căn (non-metastatic). Các nhà khoa học nhận thấy rằng sự kết hợp giữa tập aerobic và sức bền giúp giảm đáng kể các 3 chỉ số viêm trong cơ thể, bao gồm:

- Interleukin-6 (IL-6): Là một chất trung gian của hệ miễn dịch, được cơ thể tạo ra khi có tổn thương hoặc nhiễm trùng. Khi IL-6 tăng cao kéo dài, nó có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư.

- C-reactive protein (CRP): Là một loại protein do gan sản xuất để phản ứng với tình trạng viêm trong cơ thể. Mức CRP cao thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có viêm mạn tính và ở bệnh nhân ung thư, điều này có thể liên quan đến tiên lượng xấu hơn.

- TNF-alpha (yếu tố hoại tử khối u α): Là một loại protein gây viêm mạnh, được hệ miễn dịch sản sinh để chống lại tế bào bất thường. Tuy nhiên, nếu TNF-alpha duy trì ở mức cao trong thời gian dài, nó có thể kích thích quá trình viêm mạn tính và góp phần làm ung thư tiến triển nhanh hơn.

Dù cơ chế chính xác vẫn đang được nghiên cứu, các giả thuyết hiện tại cho rằng tập luyện khiến cơ bắp tiết ra các phân tử có khả năng kháng viêm. Đồng thời, sự gia tăng khối lượng cơ và giảm khối lượng mỡ trong cơ thể sau tập luyện cũng có thể góp phần điều hòa tình trạng viêm.

“Chúng tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt nhất khi bệnh nhân kết hợp cả hai hình thức tập luyện - aerobic và sức bền. Dù hiện chưa có hướng dẫn chính thức về liều lượng tập luyện cho bệnh nhân ung thư vú, chúng tôi khuyến nghị nên tập aerobic ở cường độ vừa đến cao khoảng 2–3 lần mỗi tuần, kết hợp thêm các bài tập sức bền (như tập tạ, chống đẩy, kéo dây kháng lực…) vài lần trong tuần,” ông Bettariga chia sẻ.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phân tích mối tương quan giữa giảm khối mỡ, tăng khối cơ và mức độ cải thiện các chỉ số viêm. Nếu được xác nhận, điều này sẽ củng cố thêm bằng chứng cho vai trò của tập luyện trong việc ngăn ngừa tái phát ung thư vú.

 
Đào Dung (Theo Time Of India)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư