Không phải ai cũng có thể tập thể dục an toàn với chân trần
Nên hay không nên đi chân trần ở nhà?
Tại sao bạn nên đi dép trong nhà?
Tại sao nên cho trẻ đi chân đất?
Đi chân đất, đi chân trần: 10 điều không ngờ xảy ra với cơ thể!
Lợi ích khi đi chân trần
Với nhiều người, đi chân trần là một phần của lối sống tự do và phóng khoáng. Họ hạn chế sử dụng giày hết sức có thể, đồng thời chọn để chân trần khi tập luyện trong thời tiết nắng nóng.
Cầu thủ bóng bầu dục Mack Hollins, từng chơi cho đội New England Patriots trong Giải bóng bầu dục Mỹ chia sẻ thói quen đi chân trần của mình, dù là khi tập luyện hay đi bộ trên tuyết. Trong một buổi phỏng vấn báo chí, anh chia sẻ: “Thói quen này đem lại trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Chúng ta mang giày suốt ngày, rồi lại thắc mắc vì sao bàn chân mình không có hình dạng như mong muốn, không đủ khỏe.”

Cầu thủ bóng bầu dục Mark Hollins đi bộ chân trần trên sân cỏ phủ tuyết
Hollins là một trong những người hưởng ứng phong trào đi chân trần để cải thiện sự liên kết tự nhiên của cơ thể. Đi chân trần có thể đem lại cảm giác hạnh phúc khi được kết nối với thiên nhiên. Ngoài ra, cởi bỏ giày dép vướng víu cũng giúp cơ thể cảm nhận vị trí trong không gian hiệu quả hơn.
Tập luyện với chân trần: Cần cân nhắc kỹ
Đi chân trần mang lại một vài lợi ích, nhưng sự ra đời của giày dép cũng không phải là vô nghĩa. Theo BS John Roy Senatore, chuyên khoa bàn chân, Bệnh viện MedStar (Mỹ), cá nhân ông không bao giờ đi chân trần, ngay cả khi ở trong nhà. Thay vào đó, ông ủng hộ việc sử dụng các loại giày chất lượng tốt với khả năng nâng đỡ tối ưu. Một đôi giày tốt giúp bảo vệ bàn chân khỏi nguy cơ chấn thương, nhiễm trùng cũng như môi trường khắc nghiệt.
Cùng quan điểm, BS Brad Schaeffer tại New York cho hay, đi chân trần có thể khiến chân bị trầy xước, hình thành bọng nước và vết chai do ma sát. Dù vậy, chuyên gia này cho rằng vẫn có thể đi chân trần ở bãi biển, hay tập yoga.
Chuyên gia cảnh báo, người bệnh đái tháo đường tuyệt đối không nên đi chân trần hay chỉ đi tất, ngay cả khi ở trong nhà. Nguyên nhân là đối tượng này có nguy cơ suy giảm cảm giác ở các chi, khó phát hiện dị vật đâm vào chân.
Còn với người khỏe mạnh, tập thể dục chân trần cần được thực hiện đúng nơi, đúng lúc:
Yoga

Tập yoga chân trần không chỉ là “truyền thống” mà còn tăng sức mạnh tự nhiên của bàn chân
Tập yoga với chân trần cho phép bạn cảm nhận chuyển động của các cơ ở bàn chân và ngón chân, từ đó thăng bằng tốt hơn.
Đi bộ
Bạn có thể đi bộ chân trần trên thảm cỏ, bờ cát... miễn là bề mặt sạch sẽ, an toàn. Trái lại, người dân ở đô thị tuyệt đối không nên làm điều này, nhất là vào mùa Hè, khi mặt đường hấp thu nhiệt lượng cao và có thể nóng tới 45-50 độ C.
Đi bộ chân trần cần đề phòng các mảnh dằm, đinh ghim, vỏ sò sắc nhọn… đâm vào chân.
Chạy bộ
Các chuyên gia khuyến nghị không nên chạy bộ chân trần, do hoạt động này có tác động khá lớn đến xương khớp. Bàn chân sẽ cần được nâng đỡ và giảm xóc bằng một đôi giày chất lượng. Nếu không, bạn có nguy cơ bị nứt xương do tác động ngoại lực, biến dạng ngón chân cái, khớp gối, hông và thắt lưng cũng chịu ảnh hưởng.
Chạy bộ trên cát với chân trần cũng không tốt cho cơ xương khớp. Bàn chân lún vào cát sâu hơn khi chạy, khiến cơ bắp phải hoạt động vất vả hơn, gây ra viêm gân gót chân. Nếu muốn giải phóng bàn chân, tốt nhất bạn nên chạy trên sân cỏ (sân bóng).
Tập tạ
Người tập luyện thể hình với tạ có thể đi chân trần, bởi bạn không di chuyển quá nhiều, bàn chân không chịu ma sát lớn. Tập các động tác như squat với chân trần cũng giúp bạn cảm nhận lực ở chân tốt hơn là dùng giày có đế.
Lưu ý duy nhất là tai nạn rơi tạ vào chân trần có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng.
Đạp xe
Đạp xe không tác động lực đến các khớp bàn chân nhiều như khi đi bộ, chạy bộ. Do đó bạn có thể đi chân trần, nhưng cần nhớ bàn chân tiếp xúc với bàn đạp có thể bị đau nhức, hằn vết.
Bình luận của bạn