Tăng huyết áp không kiểm soát tiềm ẩn nhiều biến chứng đến thận và não
Dấu hiệu bạn nên đi kiểm tra chức năng thận
Nguyên nhân tiềm ẩn gây ngứa toàn thân
Giữ thận khỏe mạnh với 6 thói quen mỗi ngày
Các xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán vấn đề về thận sau tuổi 30
Huyết áp và não bộ
Não là một cơ quan phức tạp đòi hỏi phải được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng liên tục để hoạt động bình thường thông qua các mạch máu, cụ thể là động mạch. Khi tăng huyết áp, các động mạch này có thể bị tổn thương và thu hẹp, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não. Dần dần, có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ của não gây bệnh mạch máu nhỏ, nguy cơ suy giảm nhận thức (gồm những khó khăn về ghi nhớ, suy nghĩ và ra quyết định).
Tăng huyết áp cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm sút. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, chiếm hơn 50% các trường hợp. Đột quỵ gây ra một loạt biến chứng như tê liệt, khó nói, suy giảm nhận thức, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, tăng huyết áp còn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu phát hiện rằng những người bị tăng huyết áp có nhiều khả năng mắc chứng mất trí nhớ hơn những người có huyết áp bình thường.
Huyết áp và thận
Thận chịu trách nhiệm lọc các chất thải ra khỏi máu và điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể, ngoài ra còn có vai trò điều hòa huyết áp. Khi tăng huyết áp, các mạch máu trong thận có thể bị tổn thương dẫn đến xơ cứng thận, làm giảm khả năng lọc các chất thải ra khỏi máu của thận, dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể.
Xơ cứng thận có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, giữ nước và tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là nguyên nhân đứng thứ hai của CKD, chiếm khoảng 25% trường hợp. Trong một số trường hợp, tăng huyết áp còn có thể gây tổn thương thận cấp tính, làm thận mất chức năng đột ngột có thể nguy hiểm tính mạng.
Cách kiểm soát tăng huyết áp
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống là biện pháp đầu tiên chống tăng huyết áp, gồm duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống cân bằng, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc và tránh uống nhiều rượu.
Sử dụng thuốc
Với trường hợp phải dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp, cần lưu ý có một số loại thuốc huyết áp khác nhau, mỗi loại hoạt động theo một cách khác nhau để hạ huyết áp. Nên thăm khám bác sĩ để giúp bạn dùng loại thuốc phù hợp.
Theo dõi huyết áp
Theo dõi thường xuyên mức huyết áp cũng rất quan trọng để kiểm soát tăng huyết áp. Những người bị tăng huyết áp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ để điều trị.
Bình luận của bạn