Dấu hiệu bạn nên đi kiểm tra chức năng thận

Thận suy yếu có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe

6 cách chăm sóc thận trong mùa Đông

8 năm suy thận không “tăng cấp” nhờ sản phẩm thảo dược

Chế độ ăn cho người suy thận không lọc máu chu kỳ

Điều chỉnh lối sống trong quá trình điều trị suy thận

Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải, độc tố và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng muối và các khoáng chất quan trọng trong máu, đồng thời giải phóng các hormone giúp kiểm soát huyết áp, kiểm soát bệnh thiếu máu và giúp duy trì xương chắc khỏe.

Khi chức năng thận suy giảm, cơ quan này không thể lọc máu như bình thường dẫn đến sự tích tụ chất thải trong cơ thể, kéo theo các vấn đề gây hại sức khỏe khác.

Các triệu chứng của bệnh thận có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân cơ bản. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thận bạn nên cảnh giác.

Sưng phù bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân

Hiện tượng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân sưng phù là do khi thận không hoạt động bình thường dẫn đến không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Lượng chất lỏng này có thể tích tụ trong các mô gây ra phù nề và sưng tấy.

Ở khía cạnh khác, bệnh thận có thể gây mất cân bằng điện giải. Các chất điện giải như natri và kali giúp điều chỉnh sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể. Khi sự cân bằng bị phá vỡ, chất lỏng có thể tích tụ trong các mô, dẫn đến sưng tấy.

Mệt mỏi và suy nhược

Thận sản xuất ra hormone erythropoietin giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi chức năng thận suy giảm có thể không sản xuất đủ erythropoietin dẫn đến thiếu máu, khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Ngoài ra, sự tích tụ các chất thải làm cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng, sự mất cân bằng điện giải do bệnh thận cũng ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn.

Lượng nước tiểu giảm

Thận chịu trách nhiệm lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nên khi chức năng thận suy giảm, thận không lọc máu hiệu quả nên lượng nước tiểu tạo ra có thể giảm.

Nước tiểu thay đổi

Một trong những dấu hiệu bệnh thận là nước tiểu thay đổi về màu sắc và độ đặc. Điều này là do chức năng lọc máu của thận không hiệu quả dẫn đến sự tích tụ các chất thải trong nước tiểu khiến nước tiểu đục hơn hoặc đổi màu.

Buồn nôn, nôn

Không chỉ khiến nước tiểu đục hơn, sự tích tụ các chất thải trong cơ thể còn gây buồn nôn và nôn. Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu này thường khó phát hiện cho đến khi thận bị tổn thương nặng. Nhiều người không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh thận tiến triển nặng.

Ngứa

Ngứa cũng có thể là dấu hiệu suy thận

Ngứa cũng có thể là dấu hiệu suy thận

Các chất thải không được loại bỏ hiệu quả ra khỏi máu có thể dẫn đến ngứa. Ngoài ra, bệnh thận có thể gây ra những thay đổi về mức độ của một số hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến da và gây ngứa.

Khó thở

Bệnh thận có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi dẫn đến khó thở. Khó thở có thể ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể đi kèm với các triệu chứng như đau ngực, ho và thở khò khè. Tình trạng khó thở là một trong những dấu hiệu của bệnh suy thận, tuy nhiên, triệu chứng này cũng gặp ở người hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy tim hay thuyên tắc phổi.

Đau ngực

Sự tích tụ chất lỏng trong phổi và biến chứng tràn dịch màng tim (các chất lỏng dư thừa tích tụ xung quanh các niêm mạc của tim) có thể gây các cơn đau ngực.

Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thận nêu trên bạn cần kiểm tra chức năng thận để phát hiện sớm nhất có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận mạn tính. Việc điều trị bệnh thận mạn tính tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận, thường bằng cách kiểm soát nguyên nhân. Bệnh thận mạn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong cao.

 
Nguyễn Thanh (Theo Eat This, Not That)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu